Những năm gần đây, khi thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ và sôi động rộng khắp các tỉnh, thành trên cả nước, cùng với đó là sự bùng nổ các sàn giao dịch bất động sản mọc lên khắp nơi và kéo theo là đội quân đông đảo tham gia hoạt động môi giới.
Bên cạnh đó, hiện nay cũng có rất nhiều cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng không có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và không đăng ký nộp thuế theo quy định. Tình trạng môi giới tự do “quảng cáo láo”, thông tin sai sự thật về các bất động sản được rao bán trên thị trường cũng như kê giá để hưởng phần chênh lệch đã và đang xảy ra khá phổ biến khiến Nhà nước thất thu thuế rất lớn từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản này. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng Bộ Xây dựng nên nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội nhanh chóng sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bất động sản và các quy định có liên quan nhằm tạo môi trường kinh doanh bất động sản hoạt động minh bạch, công bằng và hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, từ đầu năm 2021 đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng nhiều địa phương vẫn diễn ra tình trạng “sốt đất” tăng giá đất nền. Cùng với đó, cứ mỗi khi một khu vực có thông tin giá đất rục rịch tăng thì chỉ sau một đêm, hàng chục sàn, trung tâm môi giới bất động sản mọc lên. Đặc biệt, các sàn hay trung tâm môi giới bất động sản này đều hoạt động “ngoài luồng” tức không bảo đảm các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, môi giới.
Không chỉ lừa đảo bằng hình thức thông tin “ảo” để sập bẫy nhà đầu tư vào các dự án không đủ điều kiện, một bộ phận môi giới bất động sản có hành vi găm đất, thổi giá tạo sốt ảo nhằm lũng đoạn thị trường. Nhiều môi giới còn trực tiếp hoặc tiếp tay cho các chủ đầu tư dự án lừa khách hàng, làm ảnh hưởng uy tín các chủ đầu tư chân chính.
Trước thực trạng này, nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động môi giới bất động sản, ngày 28/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản với một số nội dung như: Không có chứng chỉ hành nghề, không có quy chế hoạt động sàn giao dịch, thu các loại phí kinh doanh dịch vụ mà pháp luật không quy định, rao bán bất động sản không đủ điều kiện, không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ hồ sơ, thông tin về bất động sản,…
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, để hướng đến dịch vụ môi giới bất động sản chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản, cùng với các quy định xử phạt, cần quy hoạch lại hoạt động môi giới bất động sản và đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước với các quy định rõ ràng, minh bạch trong việc cấp thẻ hành nghề môi giới và đăng ký kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc hành nghề môi giới bất động sản, có chế tài xử lý vi phạm mạnh hơn đối với hành vi môi giới khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.
Bên cạnh đó, cần siết chặt môi giới bất động sản, để thị trường hoạt động minh bạch, tránh tình trạng những người môi giới cố tình đưa những thông tin sai sự thật gây các cơn “sốt đất” làm ảnh hưởng đến các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội. Để làm được điều này, các địa phương phải phối hợp chặt chẽ với các sở ngành kiểm tra thường xuyên hoạt động này, khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm theo đúng pháp luật và công khai rộng rãi cho mọi người dân biết.
Ngoài kiểm tra phát hiện xử phạt hành chính kịp thời, các địa phương cần xử lý nghiêm các phạt bổ sung như: Tước quyền hoạt động của người môi giới, sàn giao dịch bất động sản. Bên cạnh đó, những khách hàng có nhu cầu mua bất động sản nên tìm đến những sàn giao dịch bất động sản, người môi giới có uy tín, đủ điều kiện để góp phần giảm bát nháo trong môi giới bất động sản hạn chế tình trạng lũng đoạn, gây “sốt ảo” cho thị trường.
K.C
Vật liệu xây dựng (VLXD) giả, kém chất lượng là vấn đề không mới. Nhưng suốt thời gian qua, dù ngành xây dựng cố gắng chống chọi vẫn chưa đủ sức để ngăn chặn trước thực trạng hàng loạt sản phẩm trong lĩnh vực này trôi nổi trên thị trường.
Tỷ lệ lấp đầy gần như tuyệt đối cùng giá thành tăng cao đã phản ánh mức độ và nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp quốc tế vào Việt Nam, theo chuyên gia.
Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này với nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung mở rộng thêm quyền của các tổ chức kinh tế được thuê đất trả tiền hàng năm thì được quyền cho thuê và chuyển nhượng quyền thuê đất trong hợp đồng thuê đất.
Khoảng 2-3 năm gần đây, nhiều nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến khu vực phía Đông khi nhiều chủ đầu tư như Ecopark, Vingroup mạnh tay rót hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư những đại đô thị tại những vùng đất mới.
Giá bất động sản (BĐS) tăng cao thời gian gần đây không chỉ do chi phí đầu tư xây dựng cấu thành sản phẩm, mà là do đất đai giá trị cao. Hoạt động đầu tư BĐS đón trước quy hoạch chính là cơ hội để người đầu cơ hưởng chênh lệch từ đất đai mang lại.
Năm 2008, thị trường bất động sản TP.HCM đã có thêm loại sản phẩm căn hộ mới là dự án căn hộ dịch vụ (serviced apartment) xây dựng trên đất thương mại, dịch vụ để bán cho khách hàng theo chế độ sở hữu nhà ở có thời hạn.
Không nên vì khó khăn, vướng mắc trong công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trong nhiều năm qua mà đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, theo ông Lê Hoàng Châu.
Hàng loạt các sàn giao dịch bất động sản ở các huyện ngoại thành Hà Nội rơi vào tình trạng vắng vẻ, sau cơn sốt đất nhiều nhà đầu tư “đu đỉnh” giờ đang chịu áp lực bắt đầu cắt lỗ, bán tháo.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật Đất đai là để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn nhưng phải đảm bảo tính tổng thể, chiến lược lâu dài và tuyệt đối tránh hợp thức hóa các vi phậm hiện nay.
Hiện mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản tại TP. HCM đang tăng mạnh hơn Hà Nội. Chuyên gia cho rằng, dòng tiền đầu tư vào bất động sản có xu hướng trở về khu vực phía Nam.