Ảnh minh hoạ.
Theo báo cáo của Savills Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022, thị trường nhà ở Hà Nội ghi nhận số lượng giao dịch tương đối ít hơn so với thời điểm cuối năm 2021.
Đồng thời, nguồn cung sơ cấp ở cả hai phân khúc căn hộ và nhà liền thổ đều ở mức hạn chế. Riêng phân khúc nhà liền thổ, nguồn cung sơ cấp đang ghi nhận mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Nếu như cùng kỳ năm 2021 ghi nhận nguồn cung sơ cấp đạt 1.950 căn thì sang đến quý 2/2022, con số này đã giảm xuống một nửa.
Hoạt động của phân khúc này cũng không duy trì được đà tăng từ quý 1. Về giá bán, so với năm 2018, giá bán biệt thự đã tăng gấp đôi; trong khi đó, giá liền kề cũng ghi nhận tăng hơn một nửa.
Đáng chú ý, báo cáo cho biết, xu hướng dịch chuyển ra các khu vực xa trung tâm tiếp tục thể hiện ở việc nguồn cung mới trong năm sẽ được phân bổ trên khắp thành phố, tại huyện Gia Lâm (phía Đông), huyện Hoài Đức và quận Hà Đông (phía Tây), quận Hoàng Mai (phía Nam) và Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, và Đông Anh (phía Bắc).
Những năm gần đây, nhất là sau khi Hà Nội sáp nhập vào Hà Tây, thị trường bất động sản Thủ đô gần như tập trung phát triển mạnh về khu vực phía Tây. Tại đây các chủ đầu tư dễ dàng tiếp cận quỹ đất lớn nên các dự án bất động sản ở khu vực này “mọc lên như nấm”.
Tuy nhiên, sau một thời gian tăng nóng, khoảng 2-3 năm gần đây, nhiều nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến khu vực phía Đông khi nhiều chủ đầu tư như Ecopark, Vingroup mạnh tay rót hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư những đại đô thị tại những vùng đất mới.
Điển hình như Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) với Khu đô thị Ecopark rộng tới 499 ha. Hay Vin Group với đại đô thị Vinhomes Riverside và đặc biệt gần đây là quần thể chuỗi 3 đại đô thị sinh thái biển rộng 1.200ha Vinhomes Ocean Park 1, Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire, Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown… Những đại đô thị trên đã biến những vùng đất phía Đông của Thủ đô thành một “thành phố vệ tinh” sầm uất trong tương lai không xa.
Không dừng lại ở đó, thời gian qua, hạ tầng giao thông của khu vực này ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong hơn thập kỷ qua. Hàng loạt công trình trọng điểm quốc gia ở khu vực này đã hoàn thành và đi vào sử dụng như cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 (3.600 tỷ đồng), cầu Đông Trù (6.600 tỷ đồng), cầu Nhật Tân (13.600 tỷ đồng), cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (45.000 tỷ đồng); nút giao Cổ Linh (400 tỷ đồng)...
Hệ thống hạ tầng này đã tạo ra khả năng kết nối đa hướng, đa dạng với trung tâm Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong tam giác tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tạo cú hích cho các hoạt động giao thương, kinh tế thời gian qua.
Đáng chú ý, theo Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội dự kiến có thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng, gồm: Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Ngọc Hồi, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Vĩnh Tuy 2, Thăng Long, Phú Xuyên và Vân Phúc.
Theo giới chuyên gia, việc xây dựng các cây cầu vượt sông này sẽ giúp những dự án đại đô thị ở vùng ven thụ hưởng hạ tầng hiện đại, quy hoạch bài bản, đồng bộ. Đặc biệt, với việc Gia Lâm đang tiến sát tiêu chí lên quận vào năm 2023, thị trường bất động sản khu Đông Hà Nội có thêm lợi thế để tăng trưởng trong thời gian tới.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Đình Khiêm, Chủ tịch HĐQT Vietstarland cho biết, những đại đô thị như Vinhome Oceanpark 1, 2 và tới đây là 3 đang tạo ra “con đường tơ lụa” không chỉ điểm đến của Việt Nam mà thế giới. Vì các “đại bàng” như Samsung, LG, Google sẽ có chuỗi cung ứng dịch chuyển về đây.
“Hơn nữa, việc dịch chuyển từ Old Town sang New City đang tạo ra điểm đến, tạo ra bất động sản sống có giá trị cao. Tôi cho là đây là mặt tiền mới của Hà Nội. Sở hữu bất động sản tại đây không chỉ là tự hào mà còn là giá trị.
Đặc biệt, với Vinhomes, với kì tích bàn giao và hoàn thành các tiện ích trong đại đô thị, người sở hữu bất động sản không chỉ là ở, sống mà còn là giá trị đầu tư, có thể x3, x4 lần trong chu kì khoảng 5 năm tới khi các chuỗi cung ứng sẽ dịch chuyển về Việt Nam”, ông Khiêm cho biết.
Giá bất động sản (BĐS) tăng cao thời gian gần đây không chỉ do chi phí đầu tư xây dựng cấu thành sản phẩm, mà là do đất đai giá trị cao. Hoạt động đầu tư BĐS đón trước quy hoạch chính là cơ hội để người đầu cơ hưởng chênh lệch từ đất đai mang lại.
Năm 2008, thị trường bất động sản TP.HCM đã có thêm loại sản phẩm căn hộ mới là dự án căn hộ dịch vụ (serviced apartment) xây dựng trên đất thương mại, dịch vụ để bán cho khách hàng theo chế độ sở hữu nhà ở có thời hạn.
Không nên vì khó khăn, vướng mắc trong công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trong nhiều năm qua mà đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, theo ông Lê Hoàng Châu.
Hàng loạt các sàn giao dịch bất động sản ở các huyện ngoại thành Hà Nội rơi vào tình trạng vắng vẻ, sau cơn sốt đất nhiều nhà đầu tư “đu đỉnh” giờ đang chịu áp lực bắt đầu cắt lỗ, bán tháo.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật Đất đai là để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn nhưng phải đảm bảo tính tổng thể, chiến lược lâu dài và tuyệt đối tránh hợp thức hóa các vi phậm hiện nay.
Hiện mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản tại TP. HCM đang tăng mạnh hơn Hà Nội. Chuyên gia cho rằng, dòng tiền đầu tư vào bất động sản có xu hướng trở về khu vực phía Nam.
Các phân khúc căn hộ tại Hà Nội có giá rao bán tăng từ 15% đến 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá rao bán chung cư bình dân, trung cấp và cao cấp ở TP.HCM tăng lần lượt là 3%, 5,5% và 8%.
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi với nhiều nội dung mới, trong đó đáng chú ý là quy định tất cả các giao dịch phải qua sàn giao dịch BĐS.
GS Hoàng Văn Cường cho rằng, nên thay thế phương thức huy động vốn thông qua bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng phương thức huy động vốn thông qua trái phiếu công trình có chuyển đổi thành quyền mua sản phẩm sau khi công trình hoàn thành.
Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội nhanh chóng sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bất động sản và các quy định có liên quan nhằm tạo dựng môi trường bất động sản minh bạch, công bằng và hiệu quả.