Đó là khẳng định của đại diện Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội được tổ chức sáng nay theo hình thức trực tuyến tại các điểm cầu Hà Nội và TP.HCM.
Theo đó, trình bày Báo cáo Tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tại hội nghị, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 9/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) của các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế; trong đó, tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng/tự sử dụng chiếm 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh BĐS chiếm tỷ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.
Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh BĐS có sự tăng trưởng rất cao (+21,86%), cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước. Điều này có thể cho thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS đang dần phát huy hiệu quả.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, ngoài việc cho vay kinh doanh bất động sản, các TCTD cũng tích cực triển khai cho vay theo các chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhà ở và đã đạt được một số kết quả.
Riêng đối với Chương trình 120.000 tỷ đồng, đến nay, trên cơ sở danh mục dự án đủ điều kiện tham gia Chương trình của 23 UBND các tỉnh, thành phố, BIDV và Agribank đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ với tổng số tiền cam kết cấp tín dụng là 1.091 tỷ đồng, cho 3 dự án, số tiền giải ngân đến nay là 105 tỷ đồng. Đồng thời, đã cam kết cấp tín dụng cho 2 dự án với số tiền cam kết là 605 tỷ đồng.
“Như vậy, có thể khẳng định, thời gian qua, ngành ngân hàng đã nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để góp phần tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Tuy nhiên, trước tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thu nhập của người dân đều bị ảnh hưởng, dẫn tới chất lượng tín dụng BĐS cũng tiềm ẩn những rủi ro cần chú ý. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng BĐS đến tháng 9/2023 (2,89%) đã tăng so với thời điểm 31/12/2022 (1,72%)”, Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Ảnh minh họa
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, hiện nay, thị trường BĐS vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có nhiều tồn tại, vướng mắc đã kéo dài như: Hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; Mất cân đối cung cầu tại các phân khúc, dư thừa nhà ở cao cấp, biệt thự trong khi nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ còn hạn chế; Nhu cầu của thị trường tại một số phân khúc đang có sự sụt giảm mạnh; Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài như vốn vay, trái phiếu, huy động của người mua nhà; ...
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp.
Cụ thể, tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục chỉ đạo TCTD thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân; triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
Theo dõi, bám sát tình hình triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng để phối hợp với Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, thành phố xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng cũng như mua nhà ở xã hội của người dân.
Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD.
“Để góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững cần thực hiện các giải pháp tổng thể với sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, địa phương. Vì vậy, NHNN đề xuất các bộ, ngành, địa phương tiếp tục xử lý, giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý với lĩnh vực BĐS; đồng thời tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại các văn bản như Nghị quyết 33/NQ-CP và gần đây nhất là Công điện số 993/CĐ-TTg.
Đối với Chương trình 120.000 tỷ đồng, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, xem xét, công bố danh mục dự án đủ điều kiện vay vốn theo Chương trình và sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của dự án đã đủ điều kiện để NHTM có cơ sở xem xét, cho vay”, đại diện Ngân hàng Nhà nước kiến nghị.
Minh Quân
Cuộc họp sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến tại các điểm cầu Hà Nội và TP.HCM với sự tham gia của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, các ban, ngành và 14 tổ chức tín dụng có dư nợ cho vay bất động sản hơn 20.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo, trong tháng 10/2023, lượng tiêu thụ phân khúc đất nền tại TP.HCM và vùng phụ cận tăng tới 4,8 lần. Đáng chú ý, phần lớn lượng giao dịch tập trung ở nhóm sản phẩm có mức giá trung bình khoảng 11,2 triệu đồng/m2.
10 thửa đất sắp được đem ra đấu giá tại thôn Hương Đình, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Đây là các thửa đất có diện tích từ 95 - 340 m2 với mức giá khởi điểm từ 23 - 31,6 triệu đồng/m2.
Tại khu vực phía Bắc, phân khúc căn hộ sẽ được bổ sung nguồn cung mới từ dự án The Canopy Residences thuộc Khu đô thị Vinhomes Smart City (Hà Nội) với quy mô khoảng 1.800 căn hộ và The Moonlight 1 An Lạc, Rose Town Ngọc Hồi...
Việc này nhằm triển khai Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
SkyWorld Development Berhad (Malaysia) mới đây đã mua 2.060 m2 đất tại Quận 8, TP.HCM từ Công ty Cổ phần Thuận Thành với giá 14,3 triệu USD để phát triển dự án bất động sản nhà ở.
Quận Cầu Giấy dự kiến, nếu đấu giá thành công 16 thửa đất trên, tổng số tiền thu về theo giá khởi điểm là hơn 218,7 tỷ đồng.
Đây là các ô đất có ký hiệu LK7 và LK8 thuộc dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá phía Tây đường Đản Dị, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh với diện tích từ 100 - 138,6 m2/thửa.
Phát biểu góp ý xây dựng Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), đại biểu Trần Hồng Nguyên (đoàn Bình Thuận)– để nghị kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tình trạng dự án nhận đặt cọc nhưng không triển khai vì thực tế, nhiều dự án sau khi nhận đặt cọc sau 5 năm, thậm chí 10 năm nhưng vẫn chưa được triển khai...
Vào dịp cuối năm thị trường bất động sản thường nhộn nhịp hơn khi dòng tiền từ các nguồn đáo hạn có thể sẽ được chuyển hướng sang mua nhà, đất. Giữa bối cảnh ấy, cuối năm nay người mua nhà TP.HCM lại đón thêm tin vui.