Những tháng gần đây, sau những động thái quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tích cực vào cuộc “gỡ khó”, thị trường bất động sản đang dần phục hổi trở lại.
Những tín hiệu hồi phục của thị trường bất động sản đã bắt đầu xuất hiện với tần suất nhiều hơn kể từ quý 3/2023 khi nguồn cung mới đưa ra thị trường liên tục được cải thiện và thanh khoản bắt đầu gia tăng. Các chủ đầu tư cũng đua nhau “bung hàng”. Nhiều sự kiện mở bán ghi nhận lượng nhà đầu tư quan tâm đột biến.
Cụ thể, báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, trong quý 3 vừa qua, nguồn cung bất động sản có sự tăng trưởng rõ rệt, theo đó số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành trong quý tăng 300% so với quý 2/2023, số lượng dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở tăng 144% so với quý 2/2023.
Tương tự, báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho thấy, đến thời điểm hiện tại có thể nhận định quý 1/2023 là “vùng đáy” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, về tổng thể, thị trường hiện nay vẫn còn rất khó khăn nhưng mức độ có xu thế giảm dần theo thời gian, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, thể hiện rất rõ nét tại TP.HCM.
Cụ thể, nếu như quý 1/2023, thị trường bất động sản TP.HCM tăng trưởng âm -16,2% thì đến 6 tháng đầu năm 2023 đã giảm xuống còn -11,58%. Cuối quý 3/2023, tuy vẫn còn tăng trưởng âm -8,71% nhưng đã giảm thêm 2,87% so với 6 tháng đầu năm và sau 9 tháng thì mức độ khó khăn của thị trường bất động sản đã giảm 42,3% so với quý 1/2023.
Ảnh minh họa
Báo cáo cập nhật mới nhất về tình hình kinh tế vĩ mô của Vndirect với tiêu đề “Hướng tới sự phục hồi mạnh hơn vào năm 2024” cũng cho thấy, 70-80% khó khăn trên thị trường bất động sản hiện nay đều liên quan đến vấn đề pháp lý. Để hỗ trợ thị trường bất động sản, Chính phủ và các địa phương đang tích cực xử lý những vướng mắc pháp lý với các dự án bất động sản.
TP.HCM cho biết đã giải quyết được khoảng 30% dự án bất động sản vướng mắc pháp lý, trong khi Hà Nội cũng giải quyết xong vướng mắc pháp lý cho khoảng 60% dự án bất động sản.
Ngoài ra, một khó khăn khác của thị trường bất động sản là một số doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn về tài chính. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã triển khai các giải pháp cần thiết để tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho các chủ thể trên thị trường bất động sản.
Theo NHNN, tổng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản đạt 2,74 triệu tỷ đồng (+6,04% so với đầu năm) và chiếm 21,46% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Trong đó, tín dụng cho hoạt động kinh doanh bất động sản (dành cho các nhà phát triển bất động sản) tăng cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế.
Đồng thời, lãi suất cho vay cũng giảm 2-3 điểm % so với mức đầu năm 2023 sẽ thúc đẩy nhu cầu vay mua nhà (thế chấp) và cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp bất động sản vào năm 2024. Hơn nữa, sự ấm lên dần của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ là chìa khóa quan trọng giải quyết khó khăn về vốn cho các nhà phát triển bất động sản trong những năm tới.
Mặc dù vậy, ở bức tranh rộng hơn, trong ngắn hạn, các chuyên gia Savills cho rằng, thị trường nhà ở sẽ chưa thể phục hồi mạnh mẽ trong năm tới do vừa trải qua một giai đoạn trầm lắng kéo dài từ cuối năm 2022 đến nay.
Theo bà Giang Huỳnh, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và S22M Savills TP.HCM, các yếu tố đang ảnh hưởng đến thị trường có thể sẽ tiếp diễn vào năm tới như khó khăn về dòng tiền và áp lực trả nợ trái phiếu của các chủ đầu tư, thanh khoản thấp, tâm lý người mua bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, thị trường nhà ở dự kiến sẽ có sự phục hồi dần dần nhờ các nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng và minh bạch hoạt động kinh doanh bất động sản.
Bà Giang Huỳnh, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và S22M Savills TP.HCM
Bà Giang cũng cho rằng với vai trò là trung tâm kinh tế của khu vực phía Nam, nơi có nguồn cầu nhà ở lớn, bất động sản TP.HCM sẽ phục hồi trước, sau đó mới đến các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai.
Ở góc độ nguồn cung, bà Giang Huỳnh cho rằng nguồn cung dự kiến phục hồi dần từ năm sau cũng được kỳ vọng là động lực lớn cho thị trường trong năm tới. Một số dự án tại TP.HCM hiện nay cũng cung cấp gói thanh toán kéo dài 24 tháng với chỉ 20% giá trị hợp đồng mua bán ban đầu
Theo dữ liệu của Savills Việt Nam, trong năm 2024, nguồn cung tương lai tại TP.HCM sẽ có hơn 16,000 căn hộ và hơn 2,000 căn biệt thự/nhà phố. Các tỉnh lân cận như Bình Dương và Đồng Nai với quỹ đất lớn sẽ có hơn 6,000 căn biệt thự/nhà phố và hơn 9,000 căn hộ.
“Nếu các chủ đầu tư có thể triển khai các dự án đúng tiến độ, có giá bán hợp lý và pháp lý minh bạch thì có thể thu hút người mua và khiến thanh khoản của thị trường phục hồi dần. Trách nhiệm tháo gỡ khó khan về pháp lý từ Chính phủ cho các dự án bất động sản cũng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ thị trường phục hồi”, vị chuyên gia Savills nhấn mạnh.
Minh Quân
Đây là các căn hộ thuộc dự án Dream Home Riverside vừa được Sở Xây dựng cấp phép bán ra thị trường.
Càng gần về những tháng cuối năm, nhiều chủ đầu tư liên tục tung ra những đợt mở bán dự án mới kèm chính sách ưu đãi “bom tấn” để thu hút khách mua. Tuy nhiên, khác hẳn với không khí “sôi sục” của các chủ đầu tư, ở phía người mua, đa số khách hàng chưa quyết định xuống tiền và đang trong tâm thế thăm dò dự án tốt.
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội và triển vọng, nhờ những yếu tố nền tảng đang ngày càng được củng cố.
Dự án nằm trên địa bàn phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM. Diện tích đất khu công trình hỗn hợp chung cư cao tầng - thương mại dịch vụ là hơn 19.300 m2.
Nhu cầu đối với văn phòng Hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Trước nhu cầu lớn về mặt bằng cao cấp và đạt các cam kết ESG, tòa nhà với chất lượng xây dựng thấp hơn cần nâng cấp để tránh rơi vào tình trạng hết thời. Tại Việt Nam, văn phòng Hạng A tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng. Trong tương lai, trước sức ép từ nguồn cung gia tăng, thị trường văn phòng tại Việt Nam vẫn được kỳ vọng nhờ nhiều động lực thúc đẩy nguồn cầu then chốt.
Mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Nguyên nhân từ tính pháp lý, độ chênh về kỳ vọng giá cả từ cả hai phía và quy trình bồi thường…
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch có quyền kinh doanh bất động sản, được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng như công dân Việt Nam ở trong nước; giữ chính sách hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Theo chuyên gia, có thể nhận xét, Luật Nhà ở (mới) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua, kể từ Pháp lệnh Nhà ở 1991, Luật Nhà ở 2005 và Luật Nhà ở 2014 được ban hành.
Dự kiến, hai năm tới sẽ là giai đoạn sôi động của lĩnh vực M&A tại Việt Nam. Hiện trong khu vực, lượng giao dịch bất động sản đã giảm mạnh, để lại nguồn vốn đầu tư sẵn có đáng kể. Mặc dù lãi suất cao, triển vọng tăng trưởng và lợi suất tương đối cao của Việt Nam vẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt dự án và thiếu hụt nguồn cung mới đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường bất động sản năm 2023, nhưng nhu cầu vẫn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi quá trình đô thị hóa. Thị trường vẫn giữ được sự bền bỉ với số vốn đầu tư nước ngoài đáng kể, được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A trong hai năm tới.