Tại Diễn đàn mua bán - sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2023 (M&A Vietnam Forum 2023) lần thứ 15 với chủ đề “Chung tay cùng thịnh vượng”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sau tác động của dịch Covid-19, biến động địa chính trị và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhiều kết quả khảo sát của các tổ chức uy tín trên thế giới cho thấy, hoạt động M&A toàn cầu năm 2023 đang diễn ra không thuận lợi, mà một trong những nguyên nhân chính là việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không ngừng tăng lãi suất khiến chi phí tài chính gia tăng và giá tài sản giảm.
Chẳng hạn, theo nghiên cứu của công ty dữ liệu và phân tích GlobalData, tổng số thương vụ M&A tính đến hết tháng 10 đã giảm 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó số thương vụ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 11,6%.
Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, nằm trong xu hướng chung, thị trường M&A Việt Nam cũng đang sụt giảm, đặc biệt so với mức đỉnh vào năm 2021 với tổng giá trị thương vụ hơn 10,8 tỷ USD. Tính đến hết tháng 10/2023, theo ước tính của KPMG, tổng giá trị thương vụ của thị trường Việt Nam mới đạt hơn 4,4 tỷ USD, dự báo khó có thể đạt đến con số gần 6,8 tỷ USD của năm ngoái.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Duy Đông, bên cạnh những vấn đề trên, thị trường M&A Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội và triển vọng nhờ những yếu tố nền tảng đang ngày càng được củng cố. Năm 2023 đánh dấu một nửa chặng đường Việt Nam thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Qua nửa chặng đường đó, mặc dù chịu tác động bất lợi bởi các yếu tố không lường trước được, chưa có tiền lệ, nhưng Việt Nam đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đạt các kết quả cao nhất của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết thêm, trong suốt thời gian qua, Chính phủ đã chủ động ứng phó, thích ứng hiệu quả hơn với những khó khăn, thách thức, bối cảnh, tình hình mới của thế giới và trong nước. Đồng thời, tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; quyết liệt xử lý các vấn đề tồn đọng, vướng mắc; thực thi nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ, nhất là về tài khóa, tiền tệ để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Cùng với đó, đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng; thiết lập và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh… Nhờ đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế dù chưa đạt kỳ vọng nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với nhiều nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu.
Các động lực tăng trưởng về đầu tư gồm cả đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư công và đầu tư doanh nghiệp nhà nước, tiêu dùng, du lịch và xuất nhập khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ các điểm nghẽn tồn đọng, nhất là các vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu…
“Đây là những tiền đề, yếu tố quan trọng để Việt Nam tiếp tục phấn đấu, đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 6,0 - 6,5%, như Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, mà Quốc hội vừa thông qua”, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho hay.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chính phủ đưa ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được nhấn mạnh, trong đó có việc tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững các loại thị trường, như thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán…Tiếp tục đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia…
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: “Việc thực thi quyết liệt và hiệu quả các giải pháp này sẽ góp phần quan trọng đưa nền kinh tế phục hồi nhanh và bền vững, không chỉ trong năm 2024 mà cả những năm tiếp theo. Khi nền kinh tế phục hồi, niềm tin tiêu dùng được cải thiện nhiều, bức tranh tăng trưởng của doanh nghiệp trở nên rõ ràng hơn và đầu tư nước ngoài tăng tốc, hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại”.
Theo báo cáo “Bức tranh lớn: Triển vọng M&A 2024” của S&P Global phát hành ngày 15/11/2023, mặc dù hoạt động M&A toàn cầu chững lại trong gần như suốt năm 2023 nhưng đang có nhiều tác nhân tiềm năng thúc đẩy các nhà tạo lập thương vụ bứt lên trong năm tới. Việc Fed dừng tăng lãi suất tạo ra một môi trường lãi suất ổn định, sẽ thúc đẩy các thương vụ và nâng triển vọng của thị trường M&A toàn cầu trong năm tới.
Trong nước, thị trường đầu tư Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng vẫn tiếp tục được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là hấp dẫn nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa không ngừng tăng nhanh.
Minh Ngọc
Dự án nằm trên địa bàn phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM. Diện tích đất khu công trình hỗn hợp chung cư cao tầng - thương mại dịch vụ là hơn 19.300 m2.
Nhu cầu đối với văn phòng Hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Trước nhu cầu lớn về mặt bằng cao cấp và đạt các cam kết ESG, tòa nhà với chất lượng xây dựng thấp hơn cần nâng cấp để tránh rơi vào tình trạng hết thời. Tại Việt Nam, văn phòng Hạng A tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng. Trong tương lai, trước sức ép từ nguồn cung gia tăng, thị trường văn phòng tại Việt Nam vẫn được kỳ vọng nhờ nhiều động lực thúc đẩy nguồn cầu then chốt.
Mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều. Nguyên nhân từ tính pháp lý, độ chênh về kỳ vọng giá cả từ cả hai phía và quy trình bồi thường…
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch có quyền kinh doanh bất động sản, được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng như công dân Việt Nam ở trong nước; giữ chính sách hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Theo chuyên gia, có thể nhận xét, Luật Nhà ở (mới) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua, kể từ Pháp lệnh Nhà ở 1991, Luật Nhà ở 2005 và Luật Nhà ở 2014 được ban hành.
Dự kiến, hai năm tới sẽ là giai đoạn sôi động của lĩnh vực M&A tại Việt Nam. Hiện trong khu vực, lượng giao dịch bất động sản đã giảm mạnh, để lại nguồn vốn đầu tư sẵn có đáng kể. Mặc dù lãi suất cao, triển vọng tăng trưởng và lợi suất tương đối cao của Việt Nam vẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt dự án và thiếu hụt nguồn cung mới đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường bất động sản năm 2023, nhưng nhu cầu vẫn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi quá trình đô thị hóa. Thị trường vẫn giữ được sự bền bỉ với số vốn đầu tư nước ngoài đáng kể, được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A trong hai năm tới.
Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp này sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua…
Nội dung đơn thư của công dân gửi đến trong lĩnh vực hành chính chủ yếu có liên quan đến các lĩnh vực: về quản lý đất đai, xây dựng; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về tranh chấp đất đai…
Mặc dù thị trường bất động sản vẫn còn rất khó khăn nhưng hoàn toàn có căn cứ để khẳng định chắc chắn về triển vọng phục hồi trở lại và tiếp tục tăng trưởng vào nửa cuối năm 2024.