Thị trường bất động sản hiện nay rất khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp địa ốc đang vật lộn với nhiều thách thức và phải tìm mọi cách để tồn tại.
Trong báo cáo mới phát hành, công ty chứng khoán VNDirect đánh giá "mùa đông khắc nghiệt" đang đến với thị trường bất động sản nhà ở bởi hàng loạt thách thức đang chờ phía trước.
Theo VNDirect, chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tái cơ cấu nợ do thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào bất động sản và giám sát chặt chẽ trong phát hành trái phiếu. Thứ hai, lãi suất tăng làm suy yếu nhu cầu mua nhà. Thứ ba, nguồn cung mới có thể sụt giảm khi quá trình phê duyệt pháp lý chờ được khai thông với Luật Đất đai sửa đổi.
Công ty chứng khoán này ước tính khoảng 46.145 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn trong 6 tháng đầu năm 2023 và 64.185 tỷ đồng đáo hạn vào nửa cuối năm, gây ra áp lực thanh khoản trả nợ vay cho các chủ đầu tư.
Trên thực tế, ngành bất động sản nhà ở đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến áp lực thanh khoản ngắn hạn. Hiện tại, vay ngân hàng và phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn quan trọng cho các nhà phát triển bất động sản tại Việt Nam.
Công ty CP Chứng khoán VDSC cũng nhận định: "Năm 2023, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức, chúng tôi cho rằng các dự án nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu thực, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM sẽ ít bị ảnh hưởng nhất. Trong khi phân khúc du lịch nghỉ dưỡng, đầu tư và đất nền sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động bán hàng”.
Còn theo Savills Việt Nam, cho đến khi những vấn đề về khung pháp lý được cải thiện, thị trường sẽ chứng kiến một số hệ quả chính như quá trình xây dựng bị gián đoạn cho thiếu vốn xây dựng, kéo theo doanh số bán sụt giảm. Vấn đề này sẽ kéo dài sẽ cho đến khi các chủ đầu tư có thể cung cấp các sản phẩm mới cho thị trường, đặc biệt là sản phẩm hạng B hạng C.
Tuy nhiên, cũng theo Savills thì nhìn về phía trước, chúng tôi đang thấy rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu nói chung.
Savills vẫn liên tục nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế trên tất cả các phân khúc của thị trường và xu hướng này sẽ được duy trì. Điều đó cũng được phản ánh trong kết quả thu hút FDI trong năm 2022.
Ngành bất động sản tiếp tục là một phần quan trọng trong bối cảnh M&A năm 2022. Rất nhiều trong số đó là của các nhà đầu tư Việt Nam, nhưng cũng có những giao dịch quan trọng diễn ra giữa các bên nước ngoài.
Trong bối cảnh tín dụng hạn chế và thiếu vốn sẵn có trên thị trường trong nước, chuyên gia Savills hy vọng sẽ thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như vốn nước ngoài vào thị trường.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đồng tình cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay rất khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp địa ốc đang vật lộn với nhiều thách thức và phải tìm mọi cách để tồn tại. Cũng có thể nói, giai đoạn này khá giống với giai đoạn khủng hoảng năm 2012. Tuy nhiên, không có nghĩa là thị trường bất động sản hiện nay đang khủng hoảng.
“Năm 2012, nguồn hàng bị dư thừa trầm trọng nên được gọi là khủng hoảng thừa, còn hiện tại thị trường không hề thừa nguồn hàng mà thậm chí là thiếu nguồn hàng, khan hiếm nguồn hàng. Vì vậy, giai đoạn này chỉ được xem là giai đoạn suy giảm của thị trường bất động sản, chỉ cần một thời gian ngắn sau là thị trường có thể vực dậy", ông Đính nhìn nhận.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đính cũng cho rằng, thị trường bất động sản trong năm 2023 vẫn có những điểm sáng tích cực, sẽ hồi phục và không rơi vào khủng hoảng. Đến giữa năm 2023, tức là kết thúc quý 2, thị trường sẽ ổn định và trở về quỹ đạo vốn có của nó.
Minh Vân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.
TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - VARS; Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - VNREA đã chia sẻ xung quanh vấn đề thị trường bất động sản có đang lặp lại chu kỳ khủng hoảng?
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, đề xuất về thời hạn sử dụng nhà chung cư là đề xuất mạnh mẽ, chú trọng đến lợi ích người sở hữu chung cư.
Chính phủ yêu cầu cắt giảm các thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ, tăng nguồn cung cho thị trường.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, thống nhất quan điểm là không giải cứu thị trường bất động sản, doanh nghiệp bất động sản mà chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản điều chỉnh, tái cấu trúc...
Dự kiến trong năm 2023, tại Hà Nội sẽ có một số dự án mở bán, gồm: Vinhomes The Crown Hưng Yên, Vinhomes Cổ Loa Đông Anh, Vinhomes Wonder Park Đan Phượng, Central Residence Gamuda Hoàng Mai, Eco Smart City Thiên Hương Long Biên…
Theo UBND TP Hà Nội, đấu giá quyền sử dụng đất đang gặp nhiều khó khăn, một số quận huyện báo cáo dự kiến hụt thu ngân sách mỗi quận hàng trăm tỷ đồng sẽ ảnh hưởng đế kế hoạch vốn và đầu tư công năm 2022.
Số thu thuế, phí từ BĐS đang có dấu hiệu chững lại và sụt giảm qua các tháng gần đây sau khi tăng mạnh hồi đầu năm. Nguồn thu lệ phí trước bạ từ nhà đất cũng đang sụt giảm mạnh.
Hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp bất động sản niêm yết tốt hơn giai đoạn 2011-2013, do đó tình trạng “đóng băng” nếu xảy ra có thể ngắn hơn trước đây, theo VNDirect.
Đa số ý kiến đăng tải báo chí đều cho rằng thị trường bất động sản (BĐS) đang rất bí bách nguồn tiền do ngân hàng cắt room tín dụng. Nhưng khi kiểm chứng số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp (DN) thì chưa phải như vậy.