Nguồn thu thuế, phí từ bất động sản sụt giảm mạnh - ảnh minh họa.
Theo tin từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), sản xuất, kinh doanh là khu vực đóng góp lớn nhất trong tổng thu nội địa, chiếm 51%. Tiếp đó là các khoản thuế khác và thu khác trong đó có chỉ tiêu thu thuế thu nhập cá nhân chiếm khoảng 26,8% tổng thu nội địa.
Theo đó, thu từ sản xuất, kinh doanh gồm các khu vực: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp công thương nghiệp - ngoài quốc doanh 11 tháng năm 2022 ước đạt 660.562 tỷ đồng, bằng 107,8% dự toán, bằng 108,8% so với cùng kỳ.
Nếu loại trừ các yếu tố tác động của chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế thì tăng 12,2% so với cùng kỳ. Đây là khu vực đóng góp lớn nhất trong tổng thu nội, địa chiếm 51%.
Bên cạnh đó, thu từ khu vực sản xuất, kinh doanh đạt khá so với dự toán chủ yếu do nền kinh tế hồi phục và tăng trưởng khá, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trở lại trạng thái “bình thường mới”.
Cơ cấu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu từ khu vực sản xuất, kinh doanh (chiếm khoảng 40,7% trong tổng số thu từ khu vực sản xuất, kinh doanh) đến cuối tháng 11/2022 các doanh nghiệp đã tạm nộp 5/5 kỳ nộp thuế TNDN, đã đẩy số thu từ khu vực sản xuất, kinh doanh tăng trưởng khá.
Đối với các khoản thu từ nhà, đất chiếm khoảng 17,2% tổng thu nội địa, số thu ước đạt 222.626 tỷ đồng, bằng 136,9% so với dự toán, bằng 130,5% so với cùng kỳ. Trong đó, thu tiền sử dụng đất ước đạt 183.681 tỷ đồng, bằng 136,1% dự toán, bằng 134,8% so với cùng kỳ; thu tiền thuê đất ước đạt 35.382 tỷ đồng, bằng 143,1% dự toán, bằng 110,2% so với cùng kỳ.
Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, do thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục sôi động từ cuối năm 2021 cho đến cuối quý I/2022, đồng thời cơ quan thuế tăng cường đôn đốc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thu nợ đối với các dự án đã thực hiện giao đất và cho thuê đất trong năm 2021, kịp thời nộp vào đầu năm 2022, khiến số thu từ chỉ tiêu này tăng trên 30% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, việc triển khai thực hiện có hiệu quả công điện chống thất thu đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS của Tổng cục Thuế, các địa phương đẩy mạnh công tác quản lý thu thuế chặt chẽ, chống thất thu đối với các giao dịch chuyển nhượng BĐS từ đó người dân có ý thức nộp thuế để hoàn thiện các hồ sơ pháp lý về quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, Tổng cục Thuế cũng cho hay, số thu thuế, phí từ BĐS, bao gồm chuyển nhượng BĐS cũng như lệ phí trước bạ từ nhà đất đều đang có dấu hiệu chững lại và sụt giảm qua các tháng gần đây.
Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, tháng 6 thu lệ phí trước bạ tăng 78,4%, thì bước sang tháng 7, số thu chỉ bằng 76,8% so với tháng 6, tháng 8 bằng 72%, tháng 9 bằng 56,4%, tháng 10 bằng 57,4% và tháng 11 ước chỉ bằng 44,9%.
Để huy động kịp thời các nguồn thuế phát sinh vào NSNN, Tổng cục Thuế đã giao cơ quan thuế các cấp tập trung rà soát lại toàn bộ nguồn thu trên địa bàn để tổ chức giao nhiệm vụ thu tháng cuối năm cho từng đơn vị quản lý thu; tập trung chỉ đạo điều hành, đôn đốc thu kịp thời các khoản tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn khi hết thời hạn gia hạn nộp thuế.
Đồng thời, cơ quan thuế tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý, nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai phục vụ công tác quản lý các khoản thu từ đất và BĐS.
Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng tăng cường công tác quản lý thuế, xây dựng chuyên đề thanh tra - kiểm tra đối với từng đối tượng người nộp thuế nhằm phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS, thực hiện công tác quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Tuệ Khanh
Hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp bất động sản niêm yết tốt hơn giai đoạn 2011-2013, do đó tình trạng “đóng băng” nếu xảy ra có thể ngắn hơn trước đây, theo VNDirect.
Đa số ý kiến đăng tải báo chí đều cho rằng thị trường bất động sản (BĐS) đang rất bí bách nguồn tiền do ngân hàng cắt room tín dụng. Nhưng khi kiểm chứng số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp (DN) thì chưa phải như vậy.
Một năm 2022 với nhiều khó khăn với thị trường bất động sản đang dần khép lại. Tuy nhiên, vẫn có những niềm tin về sự ổn định và thanh lọc cho ngành trong thời gian tới.
Mặc dù trong quý III/2022 tình hình phân khúc căn hộ chung cư đã có chút khởi sắc hơn so với các quý trước nhưng vẫn đứng trước nhiều áp lực giảm cả nguồn cung và thanh khoản trong những tháng cuối năm và đầu năm năm 2023.
Thị trường bất động sản gần như “đóng băng” khi số lượng căn hộ mở bán, lượng giao dịch tụt dốc và giá bán hạ nhiệt. Tuy nhiên, nhiều phân khúc giá vẫn còn neo cao, với mức vượt quá tầm tay của người có nhu cầu ở thực.
Dù thị trường bất động sản đang rơi vào trầm lắng, nhưng hàng chục lô đất tại huyện Đông Anh Hà Nội trúng đấu giá với giá cao ngất lên tới 170 triệu đồng, cao gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.
Nhiều dự án bất động sản mở bán gần đây có chính sách ưu đãi “chưa từng có”. Có dự án giảm giá đến 50%, lại có dự án tặng hẳn 1.000m2 đất cho khách hàng khi mua sản phẩm.
Trước nhu cầu đối với các sản phẩm nhà ở được giữ vững, giá bán sơ cấp tại Hà Nội vẫn tiếp tục tăng do nguồn cung hạn chế, chất lượng được cải thiện và chi phí xây dựng gia tăng.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới Dorsati Madani nêu quan điểm, Chính phủ Việt Nam cần bao quát các nguồn thu, trong đó tính đến đánh thuế tài sản…
Ước tính khối lượng giao dịch các thương vụ M&A đã chính thức công bố rộng rãi trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 1,5 tỷ USD, đây là mức giá trị giao dịch cao nhất trong 5 năm vừa qua.