Sáng nay 25/11, tại thành phố Đà Nẵng diễn ra Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2022 với chủ đề “Chính sách tài chính hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới”.
Đây là sự kiện thường niên do Bộ Tài chính tổ chức từ năm 2017 đến nay. Diễn đàn do Bộ Tài chính phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Diễn đàn thu hút sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; một số cơ quan tài chính địa phương; các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; trường đại học khối kinh tế - tài chính; các tập đoàn kinh tế; các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế - tài chính trong và ngoài nước và các tổ chức quốc tế như: IMF, WB, GIZ, ADB, UNICEF...
Trong khuôn khổ của Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2022 gồm 02 phiên tham luận: Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội và Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
Toàn cảnh Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2022.
Phát biểu tại Diễn đàn, bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới cho rằng, tăng trưởng Việt Nam dự kiến vẫn rất tốt trong thời gian tới. Số thu NSNN của Việt Nam thực hiện đầy ấn tượng, tuy nhiên cần cơ cấu lại nguồn thu bền vững hơn.
Đối với các chính sách thuế, bà Dorsati Madani nêu quan điểm, Chính phủ Việt Nam cần bao quát các nguồn thu, trong đó tính đến đánh thuế tài sản.
Kiến nghị chính sách cho Việt Nam thời gian tới, Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế tại Việt Nam và Lào, ông Francois Painchaud cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần có những giải pháp thận trọng, phối hợp và truyền thông để quản lý rủi ro. Chính sách tiền tệ phải tập trung ổn định giá và giảm áp lực lạm phát.
“Ổn định tài chính vẫn là mục tiêu phải ưu tiên trong thời gian tới, đặc biệt liên quan đến thị trường trái phiếu và bất động sản. Để duy trì đà tăng trưởng trong trung hạn, Việt Nam cần có nỗ lực, quyết tâm trong hành động đảm bảo phát triển bền vững và bao trùm” - ông Francois Painchaud nói.
Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ NSNN (Bộ Tài chính) dự báo, năm 2023 tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, chi phí vốn, chi phí nguyên liệu đầu vào sẽ tăng lên. Thực hiện bội chi NSNN theo mục tiêu đề ra là áp lực lớn đối với Bộ Tài chính. Do vậy, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cơ cấu lại thu - chi NSNN. Trong đó, về thu NSNN, sẽ rà soát lại các chính sách thuế đảm bảo công khai, minh bạch, giảm bớt ưu đãi, tránh lồng ghép các chính sách xã hội trong chính sách thuế. Về chi NSNN, tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN, tập trung chi cho an sinh xã hội và chi cho con người.
Hoàng Hải
Ước tính khối lượng giao dịch các thương vụ M&A đã chính thức công bố rộng rãi trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 1,5 tỷ USD, đây là mức giá trị giao dịch cao nhất trong 5 năm vừa qua.
Phần lớn các phân khúc bất động sản (BĐS) trên thị trường khắp cả nước đều đã đi vào chu kỳ suy giảm và dần có dấu hiệu đóng băng. BĐS đổ vỡ sẽ gây đổ vỡ dây chuyền. Vì thế, cần hệ thống giải pháp nhanh chóng, đồng bộ thị trường BĐS trong thời điểm hiện nay.
CEO FINA nhận định đây là giai đoạn mà nhà đầu tư tham gia thị trường bất động sản cần phải tránh tâm lý đầu cơ, lướt sóng. Với các nhà đầu tư dồi dào nguồn lực tài chính thì đây là thời điểm hoàn hảo để tìm kiếm cơ hội đầu tư bất động sản giá tốt, “săn hàng ngộp”.
Nếu các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) không nhìn ra được nguyên nhân chính khiến thị trường suy yếu, thì mọi đòi hỏi đưa vốn vào thị trường lúc này đều là sai lầm, là hành động đổ "thuốc độc" vào nền kinh tế.
Sau thời gian ngưng trệ vì đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản phục hồi không đúng như kỳ vọng và đang có dấu hiệu “đứng hình” vì những vấn đề liên quan đến pháp lý, nguồn vốn. Vậy đâu là giải pháp để “cứu” thị trường trong bối cảnh hiện nay? Diaocnet.vn trích đăng bài viết của Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính trên Kinhtedothi.vn.
Do vị trí đặc biệt quan trọng của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, nên HoREA đề nghị Tổ công tác khẩn trương làm việc với UBND Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh trọng điểm. Bên cạnh đó, sắp xếp thời gian gặp trực tiếp doanh nghiệp để nghe trình bày khó khăn, vướng mắc.
Thị trường bất động sản sẽ dần ổn định khi chính sách liên quan đến lãi suất tín dụng, tỷ giá được điều tiết bình ổn.
Thực tế, hiện tượng cắt lỗ giảm giá đã diễn ra trên thị trường bất động sản, nhưng ở chiều ngược lại cũng xuất hiện hiện tượng “cắt lỗ giả”. Chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư mới nên cẩn trọng để không mua phải những chiếc “bánh vẽ” tưởng không đắt nhưng lại đắt không tưởng.
Giá đất nền tại nhiều địa phương có dấu hiệu đi xuống sau quãng thời gian sốt nóng khiến không ít người băn khoăn có nên “ôm” đất vào thời điểm này.
Dự báo thị trường bất động sản thời gian tới sẽ vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức khó khăn ở phía trước.