Thứ 1 ngày 24 tháng 11 năm 2024 / 9:15

Cấp thiết xử lý điểm nghẽn pháp lý để cứu thị trường bất động sản

Phần lớn các phân khúc bất động sản (BĐS) trên thị trường khắp cả nước đều đã đi vào chu kỳ suy giảm và dần có dấu hiệu đóng băng. BĐS đổ vỡ sẽ gây đổ vỡ dây chuyền. Vì thế, cần hệ thống giải pháp nhanh chóng, đồng bộ thị trường BĐS trong thời điểm hiện nay.

Cấp thiết xử lý điểm nghẽn pháp lý để cứu thị trường bất động sản |

Cấp thiết xử lý điểm nghẽn pháp lý để cứu thị trường bất động sản

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Ảnh minh hoạ.

Dòng tiền bị cắt đứt

Thị trường BĐS có dấu hiệu đóng băng, về nguyên nhân nội tại đến từ chính bản thân thị trường như cơ cấu nguồn cung mất cân đối ở các phân khúc, sản phẩm xa rời nhu cầu thực tế, giá cả tăng cao so với thu nhập bình quân của người dân.

Một nguyên nhân quan trọng khác xuất phát từ việc ngân hàng Nhà nước siết chặt room tín dụng, đột ngột tăng mạnh lãi suất điều hành để ngăn ngừa lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái. Thị trường mất niềm tin vào sản phẩm trái phiếu DN sau những sai phạm của nhiều tập đoàn lớn. Thị trường chứng khoán, kênh huy động vốn ưa thích của nhiều DN trên sàn cũng gặp quá nhiều khó khăn khi liên tục suy giảm đến những mốc khó ai tưởng tượng.

Các dòng tiền đến với BĐS gần như bị cắt đứt, DN loay hoay xoay xở, nhiều chủ đầu tư chấp nhận chiết khấu đến 50% giá bán để giải quyết tình thế. Nhà đầu tư cá nhân hoang mang trước các diễn biến chóng vánh của thị trường. Nỗi sợ đang bao trùm lên thị trường BĐS.

Điều đáng buồn không mong muốn đang diễn ra là hàng loạt DN kinh doanh BĐS từ lớn đến nhỏ đã sa thải nhiều nhân sự để chống chọi với khó khăn. Hiệu ứng này đang có dấu hiệu lây lan, dịch chuyển sang các ngành phụ thuộc vào hệ sinh thái BĐS.

BĐS đổ vỡ sẽ gây đổ vỡ dây chuyền vì những lý do sau. Thứ nhất, thị trường BĐS là trụ cột quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Theo một báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho thấy, đóng góp của thị trường BĐS trong GDP giai đoạn 2019 - 2021 khoảng 14%.

Thị trường BĐS có khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành quan trọng khác của nền kinh tế. Khi nhu cầu sử dụng cuối cùng của ngành BĐS mở rộng tăng 1 tỷ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 0,772 tỷ đồng và lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 0,191 tỷ đồng. Trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành BĐS thay đổi giảm 10%: GDP sẽ giảm 1,247%. Thị trường BĐS khủng hoảng sẽ kéo theo nhiều ngành nghề rơi vào tình cảnh tương tự và tăng trưởng kinh tế sẽ gặp thách thức.

Thứ hai, phần lớn tài sản thế chấp của hệ thống ngân hàng hiện nay là BĐS. Một số liệu báo cáo cuối năm 2021 cho thấy, bình quân các ngân hàng sử dụng 60 - 70% giá trị tài sản thế chấp là BĐS, không ít các ngân hàng hàng đầu có tỷ lệ này là trên 80%, xấp xỉ 90%. Nếu thị trường BĐS suy thoái, đổ vỡ sẽ kéo theo hệ lụy nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng. Nếu giá cả, tính thanh khoản suy giảm quá mức có khả năng sẽ gây mất vốn của ngân hàng.

Viện trưởng Nguyễn Đức Lập
Viện trưởng Nguyễn Đức Lập.

Thứ ba, nguy cơ vỡ trái phiếu DN, đặc biệt là khối DN BĐS. Số liệu thống kê cho thấy, khối DN BĐS mỗi năm cần hơn 120.000 tỷ đồng để đáo hạn trái phiếu trong năm 2023 và năm 2024. Trong khi nguồn vốn để đảo nợ rất khó do tâm lý e ngại đối với sản phẩm trái phiếu và những quy định khó khăn hơn trong phát hành trái phiếu. Nếu thị trường BĐS đóng băng, DN gần như đứt gãy nguồn thu để đảo nợ.

Thị trường BĐS liên thông trực tiếp với thị trường tài chính, tiền tệ và các thị trường khác. Nó được ví như “chim báo bão” cho các cuộc khủng hoảng kinh tế. Thị trường BĐS Việt Nam đã trải qua vài chu kỳ, hậu quả sau mỗi giai đoạn đóng băng là vô cùng lớn và mất rất nhiều thời gian để phục hồi.

Cần hệ thống giải pháp nhanh chóng, đồng bộ

Để giải quyết khó khăn trên, về phía DN, cần nhanh chóng thực hiện tái cơ cấu, xây dựng các chính sách kích cầu, giảm giá để đưa giá bán về phù hợp với thị trường, nhanh chóng xử lý hàng tồn kho, đảm bảo an toàn vốn. Bên cạnh đó, tập trung hoàn thiện pháp lý để tăng thanh khoản cho các sản phẩm dở dang, thực hiện các nghiệp vụ M&A (sáp nhập và mua lại) dự án để thu hồi vốn. Các DN có tỷ lệ sử dụng đòn bẩy trái phiếu cao cần cân nhắc chuyển đổi trái phiếu thành sản phẩm BĐS cho khách hàng.

Về phía Nhà nước, bám sát theo diễn tiến tình hình kinh tế vĩ mô thế giới để đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia nhưng cần linh hoạt điều chỉnh tăng room và hạ lãi suất kịp thời khi điều kiện cho phép. Đồng thời nhanh chóng xử lý triệt để các điểm nghẽn pháp lý giúp DN khơi thông nguồn cung, đưa sản phẩm tồn đọng ra thị trường. Cùng với đó, nhanh chóng hoàn thiện thủ tục đầu tư, xác định giá đất cho các dự án, xử lý triệt để các dự án có sai phạm pháp lý từ thời kỳ trước để giải phóng nguồn hàng ứ đọng nhiều năm qua.

Ngoài ra, thúc đẩy các địa phương nhanh chóng hoàn thiện cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm căn hộ du lịch (condotel) với gần 100.000 căn lũy kế đến nay. Tích cực thúc đẩy chính sách tài khóa, tập trung giải ngân nhanh chóng vốn đầu tư công để phát triển hạ tầng, gia tăng giá trị cho BĐS, đưa nhanh vốn vào nền kinh tế, giúp lan tỏa đến thị trường BĐS.

Nhà nước cần theo dõi sát sao truyền thông xã hội, tăng cường truyền thông, minh bạch chính sách, trấn an dư luận kịp thời để giữ vững an ninh trên thị trường tài chính. Đồng thời xử lý mạnh tay các đối tượng tung tin giả nhằm gây hoang mang, tâm lý đám đông, ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo bất động sản Nguyễn Đức Lập

Theo: Kinhtedothi.vn copy https://kinhtedothi.vn/cap-thiet-xu-ly-diem-nghen-phap-ly-de-cuu-thi-truong-bat-dong-san.html

Tin liên quan

  • Thị trường gặp khó là cơ hội tốt cho nhà đầu tư có dòng tiền mạnh

    Thị trường gặp khó là cơ hội tốt cho nhà đầu tư có dòng tiền mạnh

    CEO FINA nhận định đây là giai đoạn mà nhà đầu tư tham gia thị trường bất động sản cần phải tránh tâm lý đầu cơ, lướt sóng. Với các nhà đầu tư dồi dào nguồn lực tài chính thì đây là thời điểm hoàn hảo để tìm kiếm cơ hội đầu tư bất động sản giá tốt, “săn hàng ngộp”.

  • Đổ vốn vào thị trường lúc này là sai lầm?

    Đổ vốn vào thị trường lúc này là sai lầm?

    Nếu các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) không nhìn ra được nguyên nhân chính khiến thị trường suy yếu, thì mọi đòi hỏi đưa vốn vào thị trường lúc này đều là sai lầm, là hành động đổ "thuốc độc" vào nền kinh tế.

  • Pháp lý và nguồn vốn đang kìm hãm thị trường bất động sản

    Pháp lý và nguồn vốn đang kìm hãm thị trường bất động sản

    Sau thời gian ngưng trệ vì đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản phục hồi không đúng như kỳ vọng và đang có dấu hiệu “đứng hình” vì những vấn đề liên quan đến pháp lý, nguồn vốn. Vậy đâu là giải pháp để “cứu” thị trường trong bối cảnh hiện nay? Diaocnet.vn trích đăng bài viết của Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính trên Kinhtedothi.vn.

  • HoREA đề nghị Tổ công tác gỡ khó cho thị trường bất động sản gặp trực tiếp doanh nghiệp

    HoREA đề nghị Tổ công tác gỡ khó cho thị trường bất động sản gặp trực tiếp doanh nghiệp

    Do vị trí đặc biệt quan trọng của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, nên HoREA đề nghị Tổ công tác khẩn trương làm việc với UBND Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh trọng điểm. Bên cạnh đó, sắp xếp thời gian gặp trực tiếp doanh nghiệp để nghe trình bày khó khăn, vướng mắc.

  • Kỳ vọng dòng vốn cho bất động sản được “khơi thông”

    Kỳ vọng dòng vốn cho bất động sản được “khơi thông”

    Thị trường bất động sản sẽ dần ổn định khi chính sách liên quan đến lãi suất tín dụng, tỷ giá được điều tiết bình ổn.

  • Không ít nhà đầu cơ đang lợi dụng sự xáo trộn của thị trường để “cắt lỗ giả”

    Không ít nhà đầu cơ đang lợi dụng sự xáo trộn của thị trường để “cắt lỗ giả”

    Thực tế, hiện tượng cắt lỗ giảm giá đã diễn ra trên thị trường bất động sản, nhưng ở chiều ngược lại cũng xuất hiện hiện tượng “cắt lỗ giả”. Chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư mới nên cẩn trọng để không mua phải những chiếc “bánh vẽ” tưởng không đắt nhưng lại đắt không tưởng.

  • Giá đất nền đang giảm mạnh

    Giá đất nền đang giảm mạnh

    Giá đất nền tại nhiều địa phương có dấu hiệu đi xuống sau quãng thời gian sốt nóng khiến không ít người băn khoăn có nên “ôm” đất vào thời điểm này.

  • “Thanh lọc” thị trường bất động sản: Ai tồn tại, ai phát triển

    “Thanh lọc” thị trường bất động sản: Ai tồn tại, ai phát triển

    Dự báo thị trường bất động sản thời gian tới sẽ vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức khó khăn ở phía trước.

  • Thủ tướng kêu gọi chung tay giải quyết khó khăn của thị trường bất động sản

    Thủ tướng kêu gọi chung tay giải quyết khó khăn của thị trường bất động sản

    Theo Thủ tướng, một hoặc hai hội nghị không thể giải quyết được hết tất cả những vấn đề đặt ra, trong đó có những vấn đề đã kéo dài hàng chục năm không thể xử lý trong "một sớm một chiều". Song tinh thần là rõ đến đâu xử lý đến đó, khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết…

  • Nhiều nhà đầu tư chờ thời cơ bắt đáy bất động sản

    Nhiều nhà đầu tư chờ thời cơ bắt đáy bất động sản

    Trong lúc thị trường bất động sản đang hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư muốn bán tháo vì áp lực tài chính thì lại có không ít nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh tranh thủ chờ thời cơ địa ốc xuất hiện vùng trũng giá giảm sâu mới xuống tiền mua.