Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 0:55

Thị trường gặp khó là cơ hội tốt cho nhà đầu tư có dòng tiền mạnh

CEO FINA nhận định đây là giai đoạn mà nhà đầu tư tham gia thị trường bất động sản cần phải tránh tâm lý đầu cơ, lướt sóng. Với các nhà đầu tư dồi dào nguồn lực tài chính thì đây là thời điểm hoàn hảo để tìm kiếm cơ hội đầu tư bất động sản giá tốt, “săn hàng ngộp”.

Thị trường gặp khó là cơ hội tốt cho nhà đầu tư có dòng tiền mạnh |

Thị trường gặp khó là cơ hội tốt cho nhà đầu tư có dòng tiền mạnh

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Doanh nghiệp tung chính sách thu hút nhu cầu ở thực

Mới đây, trong báo cáo của Bất động sản Dat Xanh Services (FERI) đã chỉ ra, chuỗi giá trị ngành bất động sản (BĐS) tại Việt Nam thường phát triển theo 5 giai đoạn, bao gồm sở hữu và phát triển quỹ đất, tài trợ chi phí từ vốn cổ phần hoặc vay nợ, khai thác, xây dựng và cuối cùng là đưa vào sử dụng.

Thị trường nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp phải đối mặt khó khăn về nguồn vốn, trở ngại về lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ và thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án

Đến năm 2022, những động thái kiểm soát tín dụng và trái phiếu buộc nhiều doanh nghiệp thay đổi phương thức huy động vốn để thanh toán khoản trái phiếu tới hạn cũng như duy trì dòng tiền doanh nghiệp.

Thị trường gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp đã tung chính sách khuyến mại hấp dẫn kích thanh khoản.

Theo đó, thị trường chứng kiến các chính sách bán hàng độc đáo như ưu đãi lớn cho phương thức thanh toán nhanh, chiết khấu "khủng", hỗ trợ lãi suất chưa từng có. Các doanh nghiệp tăng cường hợp tác với các quỹ đầu tư quốc tế. Đa dạng hóa kênh huy động vốn thông qua mô hình kinh doanh chia nhỏ BĐS hay các kênh huy động khác như hoạt động cầm cố cổ phiếu của các lãnh đạo doanh nghiệp, vay tiền mặt từ các kênh không chính thống.

Thị trường kém thanh khoản khiến cho hoạt động của doanh nghiệp môi giới BĐS bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong 10 tháng đầu năm 2022, số lượng doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn là gần 2.300 doanh nghiệp, tăng 52,8% so với cùng kỳ. Số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể gần 1.000 doanh nghiệp, tăng 42% so với cùng kỳ.

Nhiều doanh nghiệp phải tái cơ cấu mô hình, giảm quy mô, tinh giảm hệ thống nhân sự. Giao dịch không có dẫn tới tình trạng doanh thu của các doanh nghiệp môi giới sụt giảm. Hệ quả, thu nhập của môi giới cũng gặp nhiều khó khăn, chưa kể phải chịu âm do tiền chạy quảng cáo, chi phí phát sinh.

Theo khảo sát của viện nghiên cứu RERI cho thấy, 24% khách hàng, đặc biệt là khách hàng có nhu cầu thực có nhu cầu mua nhà ngay lập tức; 15% sẽ mua trong vòng 3 – 6 tháng tới; 39% sẽ mua trên 6 tháng; 22% sẽ mua nhà trong thời gian trên 1 năm. Như vậy mặc dù thị trường có nhiều biến động, khó khăn, nhóm khách hàng thực sự muốn mua nhà thực bắt đầu quay lại thị trường khi giá nhà trở về giá trị phù hợp hơn với khả năng tài chính của họ.

Nhu cầu tìm mua BĐS vẫn cao.

Tiến sĩ Phạm Anh Khôi – Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh Tế - Tài chính - Bất động sản Đất Xanh Services cho rằng, đây là cơ hội để doanh nghiệp sàng lọc, tinh giản hệ thống nhân sự, tuyển dụng có chọn lọc, chuẩn hóa hoạt động đào tạo, nhắc nhở nhân viên thượng tôn pháp luật hàng đầu.

Cơ hội cho nhà đầu tư mạnh tiền

Dự báo thị trường BĐS thời gian tới, theo FERI, vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức phía trước. Bối cảnh kinh tế, địa chính trị nhiều rủi ro, lạm phát tiếp tục tăng cao. Cuối năm 2022 và năm 2023, Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường thanh – kiểm tra và xử lý các sai phạm.

Dự báo nguồn cung vẫn thiếu hụt trầm trọng do tiếp tục siết quản lý BĐS, trong khi các dự án nhà ở xã hội vẫn chưa thể triển khai. Với tâm lý thận trọng, ông Khôi cho rằng, khách hàng chuyển sang tích trữ tiền mặt dẫn đến thị trường đóng băng. Trong khi đó, tình trạng lãi suất tăng, hạn chế "room" tín dụng khiến ngay cả nhóm khách hàng mua ở thật cũng khó tiếp cận vốn vay.

Thực tế hiện nay đã bắt đầu xuất hiện các tin rao "ngộp hàng" từ nhóm khách hàng lướt sóng, đầu cơ. Tuy nhiên, đa phần các nhà đầu tư đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm từ các đợt “đóng băng” do Covid-19 trước đây nên tình trạng “cắt lỗ” không còn nhiều như trước.

Nhà đầu tư trong giai đoạn này nên hướng tới tầm nhìn dài hạn.

Tiến sĩ Phạm Anh Khôi – Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh Tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services cho biết, tâm lý chung của khách hàng là e dè, thận trọng trước những biến động của thị trường. Các quyết định đầu tư sẽ được xem xét kỹ lưỡng dựa vào tình hình thực tế có phương thức đầu tư phù hợp, sử dụng tiền nhàn rỗi, hạn chế tình trạng "lướt sóng".

FERI khuyến nghị, trong giai đoạn này, khách hàng nên hạn chế tham gia thị trường với tâm lý đầu cơ mà nên đầu tư với tầm nhìn dài hạn. Bên cạnh đó, không nên sử dụng đòn bẩy tài chính, tránh đầu tư theo hiệu ứng đám đông. Trước khi quyết định đầu tư nên đánh giá nhu cầu, lựa chọn sản phẩm thực sự phù hợp với khả năng tài chính.

Về giải pháp cho thị trường, FERI đề xuất, Nhà nước cần đẩy nhanh tiến trình sửa đổi Luật theo hướng phù hợp tình hình thực tế để nhanh chóng đi vào triển khai, sớm tạo ra hành lang pháp lý, môi trường minh bạch cho các hoạt động BĐS.

Đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, góp phần khôi phục thị trường theo hướng tích cực. Tháo gỡ vướng mắc pháp lý dự án, xây dựng các cơ chế theo hướng mở, phù hợp với tình hình hiện nay cũng là công tác cần được coi trọng.

Đề xuất triển khai song song công tác thanh tra với việc triển khai các chính sách phát triển nhà ở xã hội nhằm cân bằng nguồn cung, giá cả. Bên cạnh đó, cần xây dựng giải pháp mở rộng, đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường.

Dựa trên tốc độ tăng trưởng hiện nay, bức tranh kinh tế nói chung được kỳ vọng sẽ tiếp đà phục hồi sau suy thoái, các ngành sản xuất đi vào hoạt động ổn định. Khi việc thực hiện các nghị định, quy định mới đã “vào guồng”, thị trường BĐS sẽ phát triển lành mạnh, giá bán được kiểm soát.

Việc tháo gỡ những vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp giúp tình trạng nguồn cung được cải thiện. Ổn định lãi suất cho vay, nới tín dụng, đặc biệt vào BĐS là các yếu tố quan trọng để giao dịch trên thị trường dần sôi động trở lại.

Hà Thu

Theo: Chất lượng và Cuộc sống copy https://chatluongvacuocsong.vn/thi-truong-gap-kho-la-co-hoi-tot-cho-nha-dau-tu-co-dong-tien-manh-d102042.html

Tin liên quan

  • Đổ vốn vào thị trường lúc này là sai lầm?

    Đổ vốn vào thị trường lúc này là sai lầm?

    Nếu các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) không nhìn ra được nguyên nhân chính khiến thị trường suy yếu, thì mọi đòi hỏi đưa vốn vào thị trường lúc này đều là sai lầm, là hành động đổ "thuốc độc" vào nền kinh tế.

  • Pháp lý và nguồn vốn đang kìm hãm thị trường bất động sản

    Pháp lý và nguồn vốn đang kìm hãm thị trường bất động sản

    Sau thời gian ngưng trệ vì đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản phục hồi không đúng như kỳ vọng và đang có dấu hiệu “đứng hình” vì những vấn đề liên quan đến pháp lý, nguồn vốn. Vậy đâu là giải pháp để “cứu” thị trường trong bối cảnh hiện nay? Diaocnet.vn trích đăng bài viết của Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính trên Kinhtedothi.vn.

  • HoREA đề nghị Tổ công tác gỡ khó cho thị trường bất động sản gặp trực tiếp doanh nghiệp

    HoREA đề nghị Tổ công tác gỡ khó cho thị trường bất động sản gặp trực tiếp doanh nghiệp

    Do vị trí đặc biệt quan trọng của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, nên HoREA đề nghị Tổ công tác khẩn trương làm việc với UBND Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh trọng điểm. Bên cạnh đó, sắp xếp thời gian gặp trực tiếp doanh nghiệp để nghe trình bày khó khăn, vướng mắc.

  • Kỳ vọng dòng vốn cho bất động sản được “khơi thông”

    Kỳ vọng dòng vốn cho bất động sản được “khơi thông”

    Thị trường bất động sản sẽ dần ổn định khi chính sách liên quan đến lãi suất tín dụng, tỷ giá được điều tiết bình ổn.

  • Không ít nhà đầu cơ đang lợi dụng sự xáo trộn của thị trường để “cắt lỗ giả”

    Không ít nhà đầu cơ đang lợi dụng sự xáo trộn của thị trường để “cắt lỗ giả”

    Thực tế, hiện tượng cắt lỗ giảm giá đã diễn ra trên thị trường bất động sản, nhưng ở chiều ngược lại cũng xuất hiện hiện tượng “cắt lỗ giả”. Chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư mới nên cẩn trọng để không mua phải những chiếc “bánh vẽ” tưởng không đắt nhưng lại đắt không tưởng.

  • Giá đất nền đang giảm mạnh

    Giá đất nền đang giảm mạnh

    Giá đất nền tại nhiều địa phương có dấu hiệu đi xuống sau quãng thời gian sốt nóng khiến không ít người băn khoăn có nên “ôm” đất vào thời điểm này.

  • “Thanh lọc” thị trường bất động sản: Ai tồn tại, ai phát triển

    “Thanh lọc” thị trường bất động sản: Ai tồn tại, ai phát triển

    Dự báo thị trường bất động sản thời gian tới sẽ vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức khó khăn ở phía trước.

  • Thủ tướng kêu gọi chung tay giải quyết khó khăn của thị trường bất động sản

    Thủ tướng kêu gọi chung tay giải quyết khó khăn của thị trường bất động sản

    Theo Thủ tướng, một hoặc hai hội nghị không thể giải quyết được hết tất cả những vấn đề đặt ra, trong đó có những vấn đề đã kéo dài hàng chục năm không thể xử lý trong "một sớm một chiều". Song tinh thần là rõ đến đâu xử lý đến đó, khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết…

  • Nhiều nhà đầu tư chờ thời cơ bắt đáy bất động sản

    Nhiều nhà đầu tư chờ thời cơ bắt đáy bất động sản

    Trong lúc thị trường bất động sản đang hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư muốn bán tháo vì áp lực tài chính thì lại có không ít nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh tranh thủ chờ thời cơ địa ốc xuất hiện vùng trũng giá giảm sâu mới xuống tiền mua.

  • Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

    Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

    Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1418/QĐ-TTg ngày 15/11/2022 điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026 giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.