CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) vừa phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ MSNH2227007 có tổng mệnh giá tối đa 1.700 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có bảo đảm, không phải nợ thứ cấp và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của doanh nghiệp.
Trái phiếu này có kỳ hạn 60 tháng (5 năm) kể từ ngày phát hành với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Tất cả các trái phiếu này sẽ được chào bán trong cùng 1 đợt, dự kiến trong quý 4/2022. Thời gian đáo hạn trái phiếu là 60 tháng kể từ ngày phát hành, tương đương năm đáo hạn là 2027.
Mục đích chào bán nhằm cơ cấu lại các khoản nợ, cụ thể là thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của các phái phiếu đã phát hành trước đó.
Lãi suất của trái phiếu thả nổi, bằng tổng của 4,1%/năm cộng với lãi suất tham chiếu của kỳ tính lãi đó (hiện khoảng 6,4%/năm). Như vậy, lãi suất của các khoản trái phiếu doanh nghiệp do Masan phát hành ra công chúng đợt này sẽ khoảng hơn 10%/năm.
Trước đó, vào cuối tháng 10, Masan cũng phê duyệt phương án phát hành 2 trái phiếu ra công chúng với tổng mệnh giá 4.000 tỷ đồng với mức lãi suất khoản trên 10% (tổng của 4,1%/năm cộng với lãi suất tham chiếu).
Thời điểm cuối tháng 9/2022, Masan cũng đã huy động thành công 2 lô trái phiếu kỳ hạn 5 năm với tổng trị giá 1.500 tỷ đồng với mức lãi suất 2 kỳ đầu cố định 9,5%/năm.
Tính đến thời điểm hiện tại, dư nợ trái phiếu của công ty mẹ Masan Group là 19.500 tỷ đồng. Trong số trái phiếu kể trên, có 14.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn thanh toán vào tháng 3 và tháng 8/2023, 4.000 tỷ đồng đáo hạn vào tháng 1/2024. Đặc biệt, Masan Group đang có khoản nợ hơn 15.000 tỷ trái phiếu không có đảm bảo.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2022, doanh thu thuần trong quý của Tập đoàn đạt 19.523 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, Masan lãi trước thuế 909 tỷ đồng, giảm 51% so với quý 3 năm ngoái, lãi sau thuế là 841 tỷ đồng, giảm 47%.
Luỹ kế 9 tháng, Masan đạt doanh thu thuần là 55.546 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ và lãi sau thuế 3.951 tỷ đồng, tăng 32%, lãi ròng là 3.120 tỷ đồng, tăng 47%.
Dựa trên kết quả kinh doanh 9 tháng, năm 2022, Masan dự kiến đạt doanh thu 75.000 – 80.000 tỷ đồng, LNST trước lợi ích phân bổ cho cổ đông không kiểm soát từ 4.800 – 5.500 tỷ đồng. Mức ước tính này thấp hơn so với mục tiêu đề ra vào đầu năm nay do điều kiện thị trường không thuận lợi và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Hạ Anh
Kết phiên 21/11, thị giá PDR dừng ở mức 17.100 đồng/cp, "bốc hơi" 61% so với đầu tháng và là phiên giảm sàn thứ 12 liên tiếp. Khối lượng dư bán sàn 102 triệu đơn vị.
HNX cho biết, ART bị đình chỉ giao dịch do công ty tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin.
Sau giao dịch, VMI JSC trở thành cổ đông lớn của Vingroup, chiếm 6,29% vốn điều lệ tập đoàn.
Cổ phiếu vẫn chưa thoát sàn, Phát Đạt (PDR) lần thứ 3 "miệt mài" cầm đất Vũng Tàu bổ sung tài sản cho các lô trái phiếu.
Tương đương tiền còn chưa đến 3 tỷ, nhưng Tập đoàn Danh Khôi (NRC) lại nợ gần 94 tỷ đồng tiền thuế.
Các doanh nghiệp bất động sản như An Gia, DIC Corp, Đầu tư IDJ Việt Nam, Địa ốc Sacom... đang ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn.
Tạm tính theo giá trung bình 3 phiên thực hiện giao dịch, ông Tài đã chi khoảng 40 tỷ đồng để hoàn tất sở hữu.
Phó Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG), đồng thời là con gái ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp vừa tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu.
Trong năm 2021, Glexhomes đã huy động 1.000 tỉ đồng từ kênh trái phiếu nhằm mục đích “bơm vốn” cho công ty con. Thế nhưng, bước sang năm 2022, doanh nghiệp này tiếp tục mạnh tay chi 6.000 tỉ đồng cho Chủ dự án Đồi Rồng vay tín chấp. Đáng nói, số tiền này cao gấp 2 lần tổng tài sản công ty tính đến cuối năm ngoái.
Chỉ trong khoảng một tháng, gia đình Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn và cổ đông lớn nhất đã bán ròng tổng cộng gần 39 triệu cổ phiếu DIG, tương đường 6,4% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của DIC Corp.