Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14/11/2022 vừa qua đã ra quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn.
Theo đó CTCP Tập đoàn Danh Khôi bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn để thi hành nộp tiền nợ thuế.
Số liệu cụ thể, Tập đoàn Danh khôi đã nợ tiền thuế quá 90 ngày từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định. Số tiền bị cưỡng chế 93.897.115.780 đồng. Thời gian cưỡng chế bắt đầy tư 14/11/2022.
Quyết định có hiệu lực thi hành trong 1 năm từ 14/11/2022 đến 13/11/2023.
Cái tên Tập đoàn Danh Khôi hiện tại đã quen tai với nhiều nhà đầu tư. Nhưng cũng không ít nhà đầu tư còn nhớ tên trước đó là CTCP Bất động sản Netland cũng khá đình đám trên thị trường chứng khoán với mã chứng khoán NRC.
Xét về kết quả kinh doanh, doanh thu 9 tháng đầu năm 2022 của Danh Khôi đạt 193 tỷ đồng, tăng 61,2% so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ chi phí giảm sâu, đặc biệt là chi phí vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà Danh Khôi báo lãi sau thuế 66,6 tỷ đồng, gấp 15 lần so với số lãi hơn 4 tỷ đồng đạt được 9 tháng đầu năm ngoái.
Về “của để dành”, tính đến 30/9/2022 Danh Khôi còn 346 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, 12,7 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển và hơn 29 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Về tình hình tài chính tiền và tương đương tiền cuối quý 3 còn vỏn vẹn 2,6 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bằng 0. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 1.282 tỷ đồng đầu năm xuống còn hơn 900 tỷ đồng trong đó chủ yếu là phải thu ngắn hạn khác hơn 840 tỷ đồng.
Hàng tồn kho cũng có giá trị dưới 1 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt gần 2.360 tỷ đồng, tăng 340 tỷ đồng so với đầu năm.
Nợ phải trả 940 tỷ đồng, trong dó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 360 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn hơn 267 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn của Danh Khôi chủ yếu từ vay ngân hàng và vay trái phiếu (hơn 160 tỷ đồng). Vay dài hạn cũng từ vay ngân hàng và vay trái phiếu (gần 195 tỷ đồng).
Trên thị trường cổ phiếu NRC cũng mới trải qua giai đoạn giảm mạnh, duy trì giao dịch dưới mệnh giá từ đầu tháng 11 đến nay. Hiện NRC giao dịch quanh mức 7.400 đồng/cổ phiếu, giảm 26% từ đầu tháng 11.
Các doanh nghiệp bất động sản như An Gia, DIC Corp, Đầu tư IDJ Việt Nam, Địa ốc Sacom... đang ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn.
Tạm tính theo giá trung bình 3 phiên thực hiện giao dịch, ông Tài đã chi khoảng 40 tỷ đồng để hoàn tất sở hữu.
Phó Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG), đồng thời là con gái ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp vừa tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu.
Trong năm 2021, Glexhomes đã huy động 1.000 tỉ đồng từ kênh trái phiếu nhằm mục đích “bơm vốn” cho công ty con. Thế nhưng, bước sang năm 2022, doanh nghiệp này tiếp tục mạnh tay chi 6.000 tỉ đồng cho Chủ dự án Đồi Rồng vay tín chấp. Đáng nói, số tiền này cao gấp 2 lần tổng tài sản công ty tính đến cuối năm ngoái.
Chỉ trong khoảng một tháng, gia đình Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn và cổ đông lớn nhất đã bán ròng tổng cộng gần 39 triệu cổ phiếu DIG, tương đường 6,4% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của DIC Corp.
Theo công bố mới nhất, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group - HOSE: DXG) vừa báo cáo hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu DXG.
Trên thị trường, PDR chốt phiên 11/11 tại mức 26.200 đồng/cp – giảm gần nửa từ đầu tháng trước áp lực giải chấp và giảm 65% so với mức đỉnh đầu năm - vốn hoá Công ty theo đó đã “bay hơi” 1,3 tỷ USD tính đến hiện tại.
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho biết vấn đề mấu chốt ảnh hưởng đến thị trường bất động sản hiện nay là thủ tục pháp lý khi luật mới chưa hẹn ngày phê duyệt.
Ông Đặng Thành Tâm công bố thông tin đính chính với số lượng cổ phiếu KBC mua vào là 25 triệu đơn vị.
Mở đầu phiên 10/11, NVL tiếp tục giảm sàn xuống 44.950 đồng/cp, khối lượng dư bán sàn lên tới gần 27 triệu đơn vị.