Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) đã hoàn tất mua vào 1 triệu cổ phiếu MWG theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.
Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu nắm giữ của ông Tài nâng lên hơn 35 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,4% vốn điều lệ.
Thời gian hoàn tất sở hữu lượng cổ phiếu trên vào ngày 14/11 đến ngày 16/11. Tạm tính theo giá đóng cửa trung bình 3 phiên giao dịch trên, ông Tài đã chi gần 40 tỷ đồng để hoàn tất sở hữu.
Cùng chiều mua, ông Trần Huy Thanh Tùng, TGĐ kiêm TV HĐQT Thế giới Di Động mua vào thành công 500.000 cổ phiếu MWG đã đăng ký trước đó, nâng tỷ lệ sở hữu lên 0,76% cổ phần MWG.
Trong một diễn biến khác, ông Đoàn Văn Hiểu Em- Thành viên HĐQT MWG đã đăng ký mua vào 500 nghìn cổ phiếu MWG theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Cùng thời điểm, ông Đặng Minh Lượm - Thành viên HĐQT đăng ký mua 100.000 cổ phiếu MWG. Nếu thành công, ông Lượm sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 3,6 triệu đơn vị, tỷ lệ 0,24%. Đồng thời, ông Vũ Đăng Linh – Giám đốc Tài chính công ty vừa đăng ký mua 60 nghìn cổ phiếu MWG để tăng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 1,4 triệu đơn vị, tương đương 0,094% vốn. Thời gian thực hiện 3 giao dịch dự kiến đều trong khoảng thời gian 15/11 - 14/12. Mục đích giao dịch đều là tăng tỷ lệ sở hữu.
Động thái ồ ạt mua vào của lãnh đạo diễn ra trước bối cảnh cổ phiếu MWG có nhịp điều chỉnh khá mạnh theo xu hướng chung của thị trường. Kết phiên 16/11, cổ phiếu MWG bật tăng trần lên mức giá 40.450 đồng/cp. Song, vùng giá này vẫn thấp hơn 49% so với đỉnh thiết lập hồi tháng 4/2022. Tính từ đầu tháng 9, thị giá MWG đã giảm tới 45%. Vốn hóa thị trường còn khoảng 59.200 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2022, Thế Giới Di Động đạt doanh thu thuần 32.012 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 906 tỷ đồng, tăng 32% và 16% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 102.816 tỷ đồng và 3.483 tỷ đồng.
Dương Ngọc
Phó Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG), đồng thời là con gái ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp vừa tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu.
Trong năm 2021, Glexhomes đã huy động 1.000 tỉ đồng từ kênh trái phiếu nhằm mục đích “bơm vốn” cho công ty con. Thế nhưng, bước sang năm 2022, doanh nghiệp này tiếp tục mạnh tay chi 6.000 tỉ đồng cho Chủ dự án Đồi Rồng vay tín chấp. Đáng nói, số tiền này cao gấp 2 lần tổng tài sản công ty tính đến cuối năm ngoái.
Chỉ trong khoảng một tháng, gia đình Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn và cổ đông lớn nhất đã bán ròng tổng cộng gần 39 triệu cổ phiếu DIG, tương đường 6,4% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của DIC Corp.
Theo công bố mới nhất, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group - HOSE: DXG) vừa báo cáo hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu DXG.
Trên thị trường, PDR chốt phiên 11/11 tại mức 26.200 đồng/cp – giảm gần nửa từ đầu tháng trước áp lực giải chấp và giảm 65% so với mức đỉnh đầu năm - vốn hoá Công ty theo đó đã “bay hơi” 1,3 tỷ USD tính đến hiện tại.
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho biết vấn đề mấu chốt ảnh hưởng đến thị trường bất động sản hiện nay là thủ tục pháp lý khi luật mới chưa hẹn ngày phê duyệt.
Ông Đặng Thành Tâm công bố thông tin đính chính với số lượng cổ phiếu KBC mua vào là 25 triệu đơn vị.
Mở đầu phiên 10/11, NVL tiếp tục giảm sàn xuống 44.950 đồng/cp, khối lượng dư bán sàn lên tới gần 27 triệu đơn vị.
Để giúp các doanh nghiệp (DN) có thể thích ứng và ứng phó có hiệu quả với khủng hoảng, các cú sốc bất ngờ trong tương lai đòi hỏi phải có những giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
5 phiên liên tiếp cổ phiếu NVL đều giảm kịch sàn và đóng cửa trong tình trạng dư bán giá sàn hàng chục triệu đơn vị.