Thứ 2 ngày 29 tháng 4 năm 2024 / 21:6

Đổ vốn vào thị trường lúc này là sai lầm?

Nếu các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) không nhìn ra được nguyên nhân chính khiến thị trường suy yếu, thì mọi đòi hỏi đưa vốn vào thị trường lúc này đều là sai lầm, là hành động đổ "thuốc độc" vào nền kinh tế.
Đổ vốn vào thị trường lúc này là sai lầm? | Đổ vốn vào thị trường lúc này là sai lầm? | thị trường | doanh nghiệp | tiêu điểm | quy hoạch | hạ tầng | dự án | tài chính |

Thị trường bất động sản không thiếu vốn

Trước khi bàn đến kiến nghị bơm thêm 1 - 2% room tín dụng (tương đương 100.000 - 200.000 tỷ đồng) vào thị trường BĐS là cần thiết hay không thì phải xác định chính xác các DN kinh doanh BĐS có thực sự thiếu vốn hay không? Cụm từ “siết tín dụng” mà truyền thông sử dụng thời gian gần đây là chưa chính xác. Bởi “siết tín dụng” được hiểu là giảm cho vay, tuy nhiên thực tế năm nay tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tương đối là 14%, cao nhất trong 5 năm gần đây. Trước đó, các năm 2017, 2018, 2019, 2020 và 2021 tỷ lệ này chỉ ở mức 12%.

Nhà đầu tư tham khảo dự án bất động sản tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh Công Hùng 

Chưa kể, với tỷ lệ tuyệt đối, khi số tiền được nhân lên sẽ còn cao hơn rất nhiều, thậm chí là gấp đôi. Do đó, cách dùng từ “siết tín dụng” đã gây ra hiểu lầm rằng vốn trên thị trường lúc này đang bị co lại. Từ nhận định sai đã dẫn đến đề xuất nới room tín dụng với thị trường BĐS dù đề xuất này không đúng bản chất.

Cần phải nhấn mạnh rằng, nguồn vốn trên thị trường BĐS không hạn hẹp. Bằng chứng là các năm 2017, 2018… thị trường không hề thiếu nguồn vốn, mặc dù tăng trưởng tín dụng thời điểm đó chỉ có 12%. Trong khi hiện nay, tăng trưởng tín dụng đạt mức 14%, có thêm 1.200.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó có ít nhất 800.000 tỷ đồng là từ BĐS. Rõ ràng, vốn vào BĐS không thiếu, nếu không muốn nói là dư nhiều, thậm chí dồi dào so với năm 2017, 2018.

Từ thực tế, nguồn tiền vào thị trường BĐS năm nay nhiều hơn các năm trước, buộc phải đặt ra câu hỏi: Tại sao các năm trước không thiếu, mà bây giờ lại thiếu? Nếu không trả lời chính xác được câu hỏi trên thì mọi đòi hỏi đổ tiền vào thị trường BĐS lúc này đều là “thuốc độc” hết!

“Băng” tan nguồn vốn sẽ phục hồi

Vấn đề chính của thiếu vốn trên thị trường BĐS hiện nay là bán không được hàng. Đây mới thật sự là “thủ phạm” làm cho dòng tiền trên thị trường bị thiếu. Nếu một DN thiếu tiền thì có thể khẳng định là do sản xuất ở công ty đó giảm. Nhưng nếu toàn bộ thị trường BĐS, các công ty đều đang thiếu tiền, có nghĩa là sản phẩm bán chậm, không bán được nên không có nguồn tiền thu vào.

Quan sát thị trường có thể thấy, hiện nhà đầu tư tin tưởng thị trường BĐS, có năng lực vay vốn BĐS đều đang “ôm” nhà đất quá nhiều. Muốn mua thêm thì phải bán đi, nhưng không bán được nên không có nguồn tiền xoay vòng, dẫn đến tình trạng thiếu càng thêm thiếu. Hay nói khác hơn, giá nhà đất đã lên quá cao, từ làng quê đến thị thành đều tăng giá chóng mặt. Dòng tiền đang nằm khắp nơi trong BĐS với một giá cao, lãi suất, lợi nhuận của nhà đầu tư chỉ nằm “trên giấy”.

Về nguyên tắc, khi không bán được hàng, các DN BĐS phải hạ giá như mọi ngành nghề khác. Tuy nhiên, trong vòng 3 năm nay, tại Việt Nam giá nhà đất chỉ đi ngang, không xuống. Thậm chí, ngay trong giai đoạn này, dù thị trường đang vô cùng khó khăn, giá vẫn không hạ. Cách hay nhất lúc này là cần thời gian để thị trường BĐS “tan băng”, trở về hợp lý. Từ đó, nhà đầu tư, đầu cơ “lướt sóng” sẽ “buông”, thị trường bắt đầu có sự tiến triển tiêu thụ trở lại thì mọi nguồn vốn huy động sẽ dần phục hồi.

TS Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế.
TS Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế.

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần sửa sai

Không có khó khăn nào của DN là không khắc phục được và cũng không một Nhà nước nào đủ sức mạnh cấp vốn cho một hệ thống tài chính - DN đang đi vào thâm dụng vốn đầu cơ, thiếu sản phẩm thiết thực, cạnh tranh. Bất cứ ông chủ DN đầu tư bất động sản nào cũng nói ngành BĐS quan trọng. Nhưng cần nhớ, chúng ta cần ăn, mặc rồi mới đến ở. Tức là nhu cầu về thực phẩm, sinh sống hàng ngày gồm có nông nghiệp, dịch vụ ăn uống là quan trọng đầu tiên. Tiếp theo là dịch vụ nhu cầu về con người như thời trang, đi lại, giáo dục, y tế... Nhu cầu ở là nhu cầu có thể xếp sau. Và để ở được, không bắt buộc đó phải là nhà mình, có thể là nhà thuê miễn sao trả được tiền thuê đó.

Trong nền kinh tế, nói về tầm quan trọng ngành BĐS phải đi sau các ngành khác như là nông nghiệp, cơ khí…Vì vậy, các DN BĐS hãy thôi và đừng hù dọa nền kinh tế. Vì, nếu nhận định sai, mọi định hướng nền kinh tế sẽ sai.
Chắc chắn, không có chuyện thị trường BĐS sụp đổ, thì kéo theo nền kinh tế sụp đổ. Từ trước đến nay, nền kinh tế thế giới qua tất cả những lần kinh tế quốc gia và khu vực chao đảo đều do hậu quả BĐS tăng giá, đầu tư tràn lan. Cần phải nhấn mạnh rằng, khi BĐS sụp đổ thì kinh tế phục hồi, chứ chẳng có nền kinh tế nào “chết” cả.

Nền kinh tế nước ta hiện nay chưa đến nỗi suy yếu như Thái Lan năm 1997 hay là Mỹ hồi năm 2008. Thực tế là thị trường tài chính, mà DN BĐS đang than thở quá nhiều, thậm chí là hù dọa Nhà nước, gieo niềm tin sai lệch cho nhà đầu tư BĐS cá nhân để họ thấy rằng, sứ mệnh của họ quá quan trọng… Cần phải nhận diện đúng, để đi đến đáp án là thị trường cần phải làm gì và các DN BĐS cần phải làm gì (?).

Vấn đề lúc này là chính DN phải nhận ra sai lầm của mình. Mỗi DN trong chiến lược phát triển phải tự biết cách quản lý dòng tiền, để sử dụng dòng vốn trong đầu tư tương xứng với nguồn vốn huy động. Cụ thể, tập trung vốn cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, không xem thường vai trò Giám đốc tài chính đúng chuẩn. Đồng thời, bỏ ngay đầu tư theo kiểu Chủ tịch (ông chủ) có thể điều khiển được hết, mà không phải nhờ cậy đến team quản trị thực chiến, phân quyền....

Với sự khan tiền hiện nay, nhìn ở góc độ giải pháp tổng thể, Nhà nước đang có những quyết sách đúng để cấu trúc lại hệ thống tài chính cho phát triển kinh tế bền vững. Do đó, kiến nghị gần đây của Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) về việc xin cho 10 DN BĐS lớn ở TP Hồ Chí Minh được thí điểm đẩy mạnh dự án trong khi pháp lý chưa hoàn thiện là không nên. Nhà nước đang lập lại kỷ cương của thị trường BĐS, hướng DN đến việc kinh doanh theo đúng pháp luật, thí điểm dự án vướng đất công vừa làm vừa hoàn thiện là không thể được .

Cần phải nhận diện được đơn giản thị trường chỉ có 2 vấn đề. Thứ nhất, làm đúng theo quy định pháp luật, tất nhiên trong đó có những quy định chưa hợp lý thì kiến nghị sửa, sửa xong rồi làm, chứ không phải làm loạn ra đó rồi yêu cầu Nhà nước cho thí điểm. Thứ hai là quản lý dòng tiền tốt.

Những DN nào không chấp nhận quản lý dòng tiền đúng như nó cần phải có, tiếp tục “xào nấu”, chờ chính sách, mong vay vốn, không ngừng đổ lỗi… thì trắng tay, đó là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Chỉ những DN thành thật làm, làm quyết liệt mới có thể vượt qua. Với những DN làm không đúng chuẩn pháp luật thì không còn như ngày xưa là có thể dùng tiền chạy chọt, dứt khoát là như vậy.

Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển

Theo: Kinhtedothi.vn copy https://kinhtedothi.vn/do-von-vao-thi-truong-luc-nay-la-sai-lam.html

Tin liên quan

  • Pháp lý và nguồn vốn đang kìm hãm thị trường bất động sản

    Pháp lý và nguồn vốn đang kìm hãm thị trường bất động sản

    Sau thời gian ngưng trệ vì đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản phục hồi không đúng như kỳ vọng và đang có dấu hiệu “đứng hình” vì những vấn đề liên quan đến pháp lý, nguồn vốn. Vậy đâu là giải pháp để “cứu” thị trường trong bối cảnh hiện nay? Diaocnet.vn trích đăng bài viết của Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính trên Kinhtedothi.vn.

  • HoREA đề nghị Tổ công tác gỡ khó cho thị trường bất động sản gặp trực tiếp doanh nghiệp

    HoREA đề nghị Tổ công tác gỡ khó cho thị trường bất động sản gặp trực tiếp doanh nghiệp

    Do vị trí đặc biệt quan trọng của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, nên HoREA đề nghị Tổ công tác khẩn trương làm việc với UBND Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh trọng điểm. Bên cạnh đó, sắp xếp thời gian gặp trực tiếp doanh nghiệp để nghe trình bày khó khăn, vướng mắc.

  • Kỳ vọng dòng vốn cho bất động sản được “khơi thông”

    Kỳ vọng dòng vốn cho bất động sản được “khơi thông”

    Thị trường bất động sản sẽ dần ổn định khi chính sách liên quan đến lãi suất tín dụng, tỷ giá được điều tiết bình ổn.

  • Không ít nhà đầu cơ đang lợi dụng sự xáo trộn của thị trường để “cắt lỗ giả”

    Không ít nhà đầu cơ đang lợi dụng sự xáo trộn của thị trường để “cắt lỗ giả”

    Thực tế, hiện tượng cắt lỗ giảm giá đã diễn ra trên thị trường bất động sản, nhưng ở chiều ngược lại cũng xuất hiện hiện tượng “cắt lỗ giả”. Chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư mới nên cẩn trọng để không mua phải những chiếc “bánh vẽ” tưởng không đắt nhưng lại đắt không tưởng.

  • Giá đất nền đang giảm mạnh

    Giá đất nền đang giảm mạnh

    Giá đất nền tại nhiều địa phương có dấu hiệu đi xuống sau quãng thời gian sốt nóng khiến không ít người băn khoăn có nên “ôm” đất vào thời điểm này.

  • “Thanh lọc” thị trường bất động sản: Ai tồn tại, ai phát triển

    “Thanh lọc” thị trường bất động sản: Ai tồn tại, ai phát triển

    Dự báo thị trường bất động sản thời gian tới sẽ vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức khó khăn ở phía trước.

  • Thủ tướng kêu gọi chung tay giải quyết khó khăn của thị trường bất động sản

    Thủ tướng kêu gọi chung tay giải quyết khó khăn của thị trường bất động sản

    Theo Thủ tướng, một hoặc hai hội nghị không thể giải quyết được hết tất cả những vấn đề đặt ra, trong đó có những vấn đề đã kéo dài hàng chục năm không thể xử lý trong "một sớm một chiều". Song tinh thần là rõ đến đâu xử lý đến đó, khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết…

  • Nhiều nhà đầu tư chờ thời cơ bắt đáy bất động sản

    Nhiều nhà đầu tư chờ thời cơ bắt đáy bất động sản

    Trong lúc thị trường bất động sản đang hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư muốn bán tháo vì áp lực tài chính thì lại có không ít nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh tranh thủ chờ thời cơ địa ốc xuất hiện vùng trũng giá giảm sâu mới xuống tiền mua.

  • Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

    Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

    Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1418/QĐ-TTg ngày 15/11/2022 điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026 giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

  • Giao dịch bất động sản qua sàn: Vướng mắc cũ có thể quay trở lại

    Giao dịch bất động sản qua sàn: Vướng mắc cũ có thể quay trở lại

    Theo VCCI, các doanh nghiệp cho rằng, việc yêu cầu các giao dịch bất động sản phải thực hiện qua sàn có thể sẽ khiến những vướng mắc cũ quay trở lại, tạo thêm thủ tục cho các bên trong giao dịch, từ đó ảnh hưởng đến lượng giao dịch về bất động sản trên thị trường.