Thông tin trên được DKRA cho biết tại Báo cáo thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận vừa được phát hành.
Theo đó, tại báo cáo trên, đề cập đến tình hình hoạt động của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và vùng phụ cận trong quý đầu tiên của năm 2024, DKRA cho biết, thị trường gần như mất thanh khoản, không ghi nhận phát sinh giao dịch.
Cụ thể, trong quý I vừa qua, phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng đón nhận nguồn cung sơ cấp tiếp tục xu hướng giảm, xấp xỉ 5% so với cùng kỳ và tập trung chủ yếu ở những dự án cũ.
3 tháng đầu năm, thị trường chỉ đón nhận nguồn cung sơ cấp tại 9 dự án (không có dự án mới) với 234 căn và không ghi nhận lượng tiêu thụ trong quý.
Mặt bằng giá bán sơ cấp không biến động so với cùng kỳ năm trước và vẫn neo ở mức cao. Tuy nhiên, các chính sách chia sẻ lợi nhuận/doanh thu, ân hạn nợ gốc, hỗ trợ lãi suất… vẫn tiếp tục được áp dụng rộng rãi nhằm tăng thanh khoản.
Tương tự, phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng trong quý I vừa qua đón nhận nguồn cung sơ cấp ở mức thấp và chủ yếu đến từ dự án cũ.
Mặt bằng giá bán sơ cấp duy trì ổn định và không có nhiều biến động so với cùng kỳ, mức giá chào bán hiện tại dao động từ 7,1 - 16,3 tỷ đồng/căn. Riêng thị trường thứ cấp tiếp tục ảm đạm, không ghi nhận phát sinh giao dịch.
Nhiều phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng và vùng ven không ghi nhận giao dịch quý đầu tiên của năm 2024. (Ảnh minh họa: Vnexpress)
Đối với phân khúc Condotel, nguồn cung mới tăng nhẹ 2% với cùng kỳ lên 677 căn đến từ 8 dự án cũ. Quảng Nam và Đà Nẵng tiếp tục là những địa phương dẫn dắt thị trường khi chiếm đến 93% tổng nguồn cung sơ cấp trong quý. Sức cầu thị trường ở mức thấp, thanh khoản chững lại và không ghi nhận phát sinh giao dịch trong quý.
Theo DKRA, trong quý đầu tiên của năm nay, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng và vùng phụ cận gần như mất thanh khoản, không ghi nhận phát sinh giao dịch trong quý nguyên nhân chủ yếu do những tồn đọng chưa được giải quyết triệt để (như pháp lý dự án, tiến độ thi công…). Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho là sản phẩm cao cấp giá trị lớn cũng khiến thanh khoản gặp khó.
Ngoài ra, niềm tin của khách hàng chưa quay trở lại, nhiều nhà đầu tư quay lưng với thị trường do lo ngại pháp lý và hiệu quả khai thác thu hồi lợi nhuận khi hoạt động kinh doanh du lịch vẫn còn nhiều khó khăn.
“Dự báo, xu hướng “đóng băng” vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn, cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn và các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.
Thanh khoản thị trường dự kiến tiếp tục gặp nhiều khó khăn và khó có những đột biến trong ngắn hạn khi nút thắt pháp lý chưa được tháo gỡ cũng như niềm tin của nhà đầu tư vẫn còn ở mức thấp”, báo cáo nêu./.
Trước phản ánh của báo chí tại một số khu vực, dự án, khu nhà chung cư có căn hộ tăng giá với mức bất thường, có hiện tượng thổi giá, làm giá, đầu cơ, Bộ Xây dựng đã yêu cầu UBND TP. Hà Nội kiểm tra và có báo cáo trước ngày 20/4.
Nhiều khu vực ghi nhận lượng giao dịch đất nền tăng "đột biến", nhất là những lô đất đã tách thửa. Riêng vùng ven Hà Nội, gắn liền với khu công nghiệp có mức tăng giá 10-20%.
Khi xác định giá đất, có thể sẽ dẫn đến sự khác biệt giữa giá khởi điểm đưa ra và giá thị trường mà các nhà đầu tư có thể đấu giá được. Điều này dẫn đến khả năng cuộc đấu giá không thành công, do giá khởi điểm không hấp dẫn nhà đầu tư.
Các quy định mới liên quan đến việc mở bán và phát triển dự án khiến thời gian xây dựng dự án kéo dài, làm hạn chế nguồn cung sắp tới. Bên cạnh đó, phương pháp mới trong việc tính toán tiền sử dụng đất, khiến cho chi phí giải phóng mặt bằng cao hơn cũng dẫn đến sự hạn chế trong nguồn cung tương lai và sự gia tăng trong giá bán.
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars) cho thấy, giá các căn nhà ở riêng lẻ trong các ngõ sâu ở Hà Nội đang được giao dịch đã tăng từ 5-15% so với cuối năm ngoái.
Giao dịch ít, trong khi nguồn cung mới nhiều dẫn đến mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động. Nhóm sản phẩm có mức giá trung bình từ 16,4-22,2 triệu đồng/m2 được ưa chuộng.
Tình trạng thực tế của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay là “khủng hoảng phân khúc” và “một mình phân khúc chung cư có bong bóng” do cung cầu không còn cân đối hoặc đi ngược hướng vì nguồn cung giảm.
Nhu cầu của khách mua tập trung vào các dự án đã hoàn thiện pháp lý, có tiến độ xây dựng nhanh và thuận tiện kết nối về trung tâm thành phố.
Thời gian qua, nhiều môi giới ở Hà Nội đã mời chào và nhận booking khách hàng để giữ suất mua căn hộ chung cư.
Thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản đã xuất hiện nhiều điểm sáng, phân khúc đất nền lại được các nhà đầu tư ưa chuộng trở lại, đặc biệt là tại các khu vực vùng ven thành phố lớn như Hà Nội hoặc khu vực có hạ tầng phát triển.