Bộ Công Thương vừa có văn bản số 7970/BCT-ĐTĐL gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới, thay thế cho Quyết định 28/2014/QĐ-TTg năm 2014.
Theo văn bản của Bộ Công Thương, dự kiến biểu giá điện mới gồm 5 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay với bậc thấp nhất từ 0-100 kWh, cao nhất từ 701 kWh trở lên. Trong đó, giá điện bậc 5 (cho kWh từ 701 trở lên) được đề xuất là 3.612,22 đồng/kWh.
Cụ thể, bậc 1 áp dụng cho 100 kWh đầu tiên, giá điện là 1.806,11 đồng/kWh; bậc 2 cho kWh từ 101 – 200, giá điện là 2.167,33 đồng/kWh; bậc 3 cho kWh từ 201 – 400, giá điện là 2.729,23 đồng/kWh; bậc 4 cho kWh từ 401 – 700, giá điện là 3.250,99 đồng/kWh; bậc 5 cho kWh từ 701 trở lên, giá điện là 3.612,22 đồng/kWh.
Trên cơ sở thiết kế các bậc, giá điện cho từng bậc được thiết kế lại nhằm thực hiện theo nguyên tắc nêu trên cũng như đảm bảo hạn chế tối đa tác động tới các hộ sử dụng điện.
Cụ thể, giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700kWh. Giữ nguyên giá điện hiện hành cho các bậc từ 101-200 kWh và 201-300 kWh.
Riêng giá điện cho các bậc từ 401-700 kWh và từ 701 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.
Theo Bộ Công Thương, ưu điểm của phương án này là đơn giản, người dân dễ hiểu do giảm từ 6 bậc như cơ cấu biểu giá điện hiện nay xuống còn 5 bậc giá điện.
Ngoài ra, việc ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ của bậc cao hơn, nhằm phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ điện và khuyến khích việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả hơn. Đồng thời hạn chế được một phần việc tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa.
Bộ Công Thương cho rằng, mức tăng giá giữa các bậc là hợp lý, chênh lệch giữa bậc đầu và bậc cuối cùng là 2 lần, phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả thông qua việc tăng chênh lệch giá giữa bậc thang đầu và bậc thang cuối.
Nhược điểm của phương án này là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm khoảng 2% số hộ) phải trả tăng thêm.
Yến Nhi
Hành trình nhiều năm xây dựng và kiến tạo đã khiến những dự án của Flamingo mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vô cùng đặc biệt, được cô đọng lại trong 2 trường phái kiến trúc và 5 điểm nhấn của nhà tiên phong.
Văn phòng UBND TPHCM vừa có công văn truyền đạt chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bùi Xuân Cường về việc phòng ngừa hành vi lừa đảo thông qua mua bán đất nền, căn hộ.
Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023 là một trong những nội dung tại Quyết định 25 về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023 cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay, 20/11.
Công ty cổ phần Tập Đoàn Nam Cường Hà Nội đã không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đối với Báo cáo tài chính bán niên năm 2022, năm 2021, bán niên năm 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên năm 2022, năm 2021, bán niên năm 2021…
Dự án có phía Đông giáp đất nuôi trồng thủy sản và rừng sản xuất, phía Tây giáp rừng sản xuất và đất nông nghiệp, phía Nam giáp đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, phía Bắc giáp tuyến kệnh hiện trạng và quốc lộ 18A.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phải kiểm tra, rà soát ngay việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ cát: Châu Sơn, Liên Mạc và Tây Đằng - Minh Châu.
Đây là dự án có quy mô khoảng 2.000 căn hộ, dự kiến doanh thu khi hoàn thành sẽ vào khoảng 1 tỷ USD (tương đương gần 25.000 tỷ đồng).
UBND TP. Hà Nội phê bình thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố; chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã để xảy ra các tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn.
Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất tăng lợi nhuận định mức làm nhà xã hội lên 15-20% thay vì 10% như cũ để bảo đảm nguồn cung.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT) từ ngày 9/11/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.