UBND TP. Hà Nội vừa có Tờ trình gửi HĐND thành phố xem xét, thông qua "Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
UBND TP. Hà Nội cho biết, hiện nay công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của thành phố vẫn còn một số hạn chế. Ví như, vẫn còn những vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người xảy ra tại nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh và một số loại hình cơ sở khác trong khu dân cư.
Trong khi đó, tiến độ xử lý đối với các công trình vi phạm phòng cháy, chữa cháy còn chậm do gặp nhiều bất cập, vướng mắc. Ngoài ra, quy hoạch và xây dựng hệ thống cơ sở của hệ lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ còn chưa phù hợp với mô hình, quy định mới…
Do đó, đề án đưa ra dự báo tình hình và 5 nhóm giải pháp với 13 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá. Cụ thể, nhóm giải pháp thứ nhất: Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các cấp, ngành, địa phương từ cấp thành phố đến cấp cơ sở trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Nhóm giải pháp thứ hai: Làm tốt công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng; Tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại liên quan phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Nhóm giải pháp thứ ba: Xây dựng và phát triển toàn diện hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, với 3 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá.
Nhóm giải pháp thứ bốn: Đầu tư phát triển hạ tầng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, với 03 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá.
Bên cạnh 5 nhóm giải pháp với 13 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá nêu trên; dự thảo Đề án cũng đề ra 5 nhiệm vụ định kỳ, thường xuyên.
UBND TP. Hà Nội cho biết, đề án được thực hiện qua hai giai đoạn. Giai đoạn đến năm 2025 và giai đoạn năm 2026 - 2030.
Dự kiến sơ bộ khái toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đề án khoảng trên 26.341 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách cấp thành phố khoảng 13.852 tỉ đồng, ngân sách cấp huyện khoảng 12.488 tỉ đồng.
Cụ thể, giai đoạn 1 (từ nay đến hết năm 2025) sơ bộ kinh phí dự kiến khoảng 10.620 tỉ đồng. Giai đoạn 2 (từ năm 2026 đến năm 2030) sơ bộ dự kiến kinh phí khoảng 15.721 tỉ đồng.
Quá trình triển khai thực hiện, căn cứ vào từng giai đoạn, các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã chủ động lập dự án, gói dự án và dự toán kinh phí. Đồng thời, đề xuất nguồn ngân sách đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và đảm bảo theo quy định.
Dự kiến, đề án trên sẽ được xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 17, HĐND TP. Hà Nội được tổ chức từ ngày 1/7- 5/7/2024.
Đường sắt đô thị của Hà Nội hiện nay cần khoảng 40 tỉ USD và thực hiện chỉ trong vòng 10 năm. Vấn đề băn khoăn là cơ chế nào, nguồn lực nào, tổ chức thực hiện như thế nào để làm được điều này.
“Chúng ta không thể trách các doanh nghiệp Việt rằng tại sao cứ lao vào bất động sản, bởi họ làm ăn thì phải có lời, trong khi bất động sản giúp họ có khả năng tích sản nhanh nhất để họ có thể làm điều gì đó lớn hơn”, TS Lê Xuân Nghĩa nói.
Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, một số thẩm quyền giao cho UBND cấp tỉnh triển khai cần phải có thời gian chuẩn bị điều kiện thi hành, nếu luật có hiệu lực sớm hơn 5 tháng sẽ gây khó khăn cho các đối tượng này do thời gian để chính quyền địa phương, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị các điều kiện để thực hiện luật sẽ bị giảm 5 tháng.
Khi đưa thêm sắc thuế mới, Bộ Tài chính phải có đánh giá toàn diện về tác động, tính khả thi, chứ không chỉ tác động trực tiếp của giao dịch vàng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu đề xuất, nghiên cứu, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất với đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh tiến độ dự án Malibu MGM của Công ty TNHH Indochina Hội An Beach Villas do vướng giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trước đây dự án được trao cho Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung, nay được điều chỉnh nhà đầu tư thành Công ty TNHH đầu tư khai thác hạ tầng khu công nghiệp số 3 Nghi Sơn.
Bộ Xây dựng được yêu cầu tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan phát huy hiệu quả của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhất là các vấn đề liên quan đến pháp lý, quy hoạch… tạo chuyển biến trong 6 tháng cuối năm.
Lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán cho biết đã làm việc với VPS và yêu cầu công ty chứng khoán này ngừng hoạt động phân phối chứng chỉ chứng khoán dưới dạng "bất động sản chia nhỏ" để bán cho nhà đầu tư...
Tập đoàn Hưng Thịnh đăng ký bán hơn 1,2 triệu cổ phiếu HTN sau khi vừa bán thành công gần 4,7 triệu cổ phiếu.
Đánh giá Dự thảo Luật Công chứng quy định về công chứng điện tử là phù hợp với xu thế chuyển đổi số hiện nay, tuy nhiên, đại biểu để nghị trước mắt chỉ nênáp dụng ở phạm vi hẹp với một số giao dịch đơn giản, không áp dụng đối với các giao dịch về bất động sản, thừa kế...