Động lực thúc đẩy thị trường
Tại tọa đàm "Nhận diện thị trường bất động sản cuối năm 2024 và đầu năm 2025" tổ chức tại TP.HCM đầu quý IV/2024, các chuyên gia đã đưa ra những nhận định khả quan về thị trường BĐS trong thời gian sắp tới. Sự phục hồi diễn ra từng bước, các doanh nghiệp chủ động đưa ra các chiến lược phù hợp. Tại thị trường Hà Nội và TP.HCM, nhiều dự án cũ sau thời gian dài “ngủ đông” đã được khởi công, chủ đầu tư rốt ráo hoàn tất thủ tục để đưa sản phẩm ra thị trường.
Theo ông Phạm Lâm - Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, có nhiều động lực quan trọng thúc đẩy thị trường trong thời gian tới. Có thể kể đến đầu tiên là về mặt chính sách, các bộ, ngành và địa phương đã triển khai nhiều quy định pháp luật một cách rõ ràng và minh bạch hơn. 3 luật là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 là những căn cứ bản lề góp phần giúp thị trường bước vào chu kỳ phát triển theo hướng an toàn và lành mạnh hơn.
Bên cạnh đó, Chính phủ đang rất quyết liệt trong việc triển khai các dự án hạ tầng nhằm tạo động lực cho sự phát triển của cả nước. Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân ít nhất 95%.
Trên cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải tại 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó có 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không, còn lại là các dự án đường bộ, chủ yếu là đường bộ cao tốc và các đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội, đường vành đai TP.HCM. Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đạt tiến độ tốt được coi là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ ngành BĐS ở mọi phân khúc trong dài hạn, đặc biệt là BĐS nhà ở và BĐS khu công nghiệp.
Doanh nghiệp chủ động nguồn vốn
Để chuẩn bị cho nhịp tăng trưởng sẽ khởi động từ năm 2025, thời điểm này nhiều doanh nghiệp bất động sản đã có các chiến lược kinh doanh, tài chính sẵn sàng cho sự hồi phục trong năm tới. Các giải pháp được doanh nghiệp sử dụng như huy động nguồn vốn mới, nắm bắt các cơ hội hợp tác quốc tế, đẩy mạnh số hóa và quản trị rủi ro tài chính bằng việc đầu tư vào công nghệ để tối ưu hóa quy trình quản lý dòng tiền và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp BĐS cũng chủ động điều chỉnh chiến lược phát triển sản phẩm để phù hợp hơn với xu hướng thị trường. Một số dòng sản phẩm dự kiến ra mắt thị trường trong thời gian tới là bất động sản xanh ứng dụng công nghệ thông minh thân thiện với môi trường hay các sản phẩm thuộc phân khúc nhà ở vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận lớn khách hàng.
Doanh nghiệp cũng đồng thời thực hiện các biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho việc phát triển dự án. Một số doanh nghiệp lựa chọn phát hành hoặc kéo dài kỳ hạn trái phiếu. Ví dụ như TNR Holdings Vietnam mới đây đã công bố thông tin về việc thay đổi kỳ hạn trái phiếu theo đúng quy định của pháp luật. Việc thay đổi này dựa trên nhu cầu của các trái chủ, cũng như lịch sử thanh toán luôn đúng hạn, đúng cam kết của TNR Holdings Vietnam những năm qua với các trái chủ.
Được biết đến là doanh nghiệp phát triển các dự án chung cư cao cấp tại Hà Nội, TP.HCM và khu đô thị tuyến huyện lị trên khắp cả nước, TNR Holdings Vietnam đang ấp ủ những kế hoạch phát triển mới. Trong bối cảnh vĩ mô đầy rẫy khó khăn những năm gần đây, doanh nghiệp vẫn nỗ lực duy trì và củng cố nội lực, tái cơ cấu tổ chức và tiếp tục phát triển nhiều dự án tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Cao Bằng, Đồng Nai, Hậu Giang, Trà Vinh…
Tính đến thời điểm hiện tại, trái phiếu vẫn được coi là kênh dẫn vốn quan trọng của các nền kinh tế đang phát triển, đồng thời là kênh thu hút lượng lớn nhà đầu tư nhờ tính an toàn. Trong khi các kênh đầu tư khác chưa thực sự hấp dẫn và còn nhiều rào cả với nhà đầu tư: vàng tăng giá nhưng rất khó giao dịch; lãi suất kênh tiết kiệm chưa thực sự hấp dẫn; chứng khoán có độ biến động lớn và đòi hỏi nhà đầu tư cần có kiến thức, độ nhạy bén và khả năng quản lý rủi ro. Trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đều mang lại lợi nhuận tương đối ổn định, không quá cao song vẫn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn do hấp dẫn hơn so với lãi suất tiết kiệm.
Sự phục hồi của thị trường BĐS và thị trường trái phiếu có liên quan chặt chẽ với nhau. Theo các chuyên gia, dù mức độ phục hồi còn chậm so với kỳ vọng nhưng đây là tín hiệu vô cùng khả quan. Sự phục hồi này một phần là nhờ cú huých từ các Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS vừa có hiệu lực trong quý II/2024.
Nhìn về tương lai, dù các khó khăn trong giai đoạn hiện tại vẫn còn tồn tại, nhưng với các biện pháp tài chính linh hoạt và chiến lược cơ cấu dòng tiền hợp lý, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang tự tin bước vào năm 2025 với kỳ vọng vào một giai đoạn tăng trưởng mới./.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở hơn 500 tỷ đồng tại phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò.
Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng được phê duyệt từ năm 2009 với mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh tăng lên hơn 5.550 tỷ đồng, kéo dài suốt 15 năm vẫn chưa thể vận hành.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa phát ra thông báo về việc gia hạn đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và Văn Khê, huyện Mê Linh đến 17h ngày 20/11.
TP.HCM ban hành quyết định 101, quy định đường vào chung cư mini phải rộng ít nhất 3,5m mới được xây chung cư mini để đảm bảo xe chữa cháy di chuyển thuận tiện và an toàn đến vị trí nhà ở.
Chỉ trong một tháng qua, thu ngân sách từ nhà và đất ở TP.HCM đã tăng thêm gần 2.900 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với tháng trước đó.
Khảo sát trên thị trường, có nhiều ngân hàng đã đẩy lãi suất trên 7%, cao nhất là 9,5%/năm, nhưng chủ yếu chỉ áp dụng cho khoản tiền gửi lớn. Nếu chỉ có dưới 1 tỷ đồng để đi gửi tiết kiệm thì mức lãi suất cao nhất có thể nhận được là 6% chủ yếu ở kì hạn 12-24 tháng.
Với dự án 148 Giảng Võ, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị phối hợp, hoàn thiện hồ sơ thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; thống nhất, trình UBND thành phố giải quyết trước ngày 4/11 để UBND Thành phố quyết định chấp thuận đầu tư trước ngày 15/11/2024.
Trong khi hàng trăm căn biệt thự cũ đang bỏ hoang, không người ở và cỏ dại mọc đầy thì mới đây Nam Cường tiếp tục xây thêm khu biệt thự mang tên An Quý. Với diện tích từ 180-270m2 và giá rao bán từ 230-250 triệu đồng/m2, các căn biệt thự này có giá từ 40-70 tỷ đồng/căn.
Theo phản ánh của khách hàng, hiện nay, người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội tại TP. Hải Phòng đều không thể mua được với giá trị thật như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải chi trả thêm một số tiền "chênh" từ 100-300 triệu đồng tùy vị trí.
Thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho thấy, tính đến ngày 30/9 năm nay, doanh nghiệp này đang rót 6.651 tỷ đồng vào dự án Khu dân cư Tân Tạo, 7.873 tỷ đồng vào dự án Bình Trưng Đông, 1.797 tỷ đồng vào dự án Khu định cư Phong Phú 2 và 1.741 tỷ đồng vào dự án An Dương Vương…