Ban Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP Hà Nội vừa có cuộc họp bàn về giải pháp thực hiện.
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường, trong quý II/2022 và tháng đầu quý III/2022, tổ công tác liên ngành Thành phố đã tổ chức làm việc với UBND các quận, huyện, thị xã để kiểm tra, rà soát, hậu kiểm và phân loại các dự án.
Đối với 135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, sau Nghị quyết số 04/NQ-HĐND, ngày 8/4/2022, tổ công tác tiếp tục báo cáo UBND Thành phố chấm dứt hoạt động dự án theo quy định đối với 7 dự án trong số 68 dự án đã xử lý xong; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, rà soát, đề xuất xử lý đối với 67 dự án.
Với 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đến nay, đã xử lý xong 213 dự án, trong đó, 105 dự án với tổng diện tích 299 ha đất; sau thanh tra, kiểm tra, chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại, đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai.
37 dự án với tổng diện tích 1.878,7 ha đất được kiến nghị trình UBND Thành phố thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án.
71 dự án với tổng diện tích 12,3 ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, UBND Thành phố quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn; xác định bổ sung số tiền nộp thêm tương ứng với thời gian gia hạn 24 tháng là 371,115 tỷ đồng.
Với 191 dự án còn lại, tổ công tác liên ngành Thành phố đã tổ chức làm việc trực tiếp với từng quận, huyện, thị xã để phân loại thành 9 nhóm dự án và phân công các sở, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện.
Riêng với 173 dự án còn lại đang được UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục đề xuất xử lý, tổ công tác liên ngành thành phố đã làm việc trực tiếp với UBND các quận, huyện, thị xã để rà soát cụ thể từng dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật theo giai đoạn.
“Sở Tài nguyên và Môi trường đã phân loại, phân công thực hiện xử lý 173 dự án thành 7 nhóm cụ thể. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố phân công các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã xử lý đối với từng nhóm”, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết, trên địa bàn Thành phố hiện có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai với diện tích hơn 5.000 ha nằm tại các địa bàn quận, huyện, là nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Theo ông Đông, việc xử lý các dự án này đã được HĐND Thành phố giám sát qua nhiều nhiệm kỳ. Quá trình xử lý về cơ bản tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để các dự án đi vào hoạt động, giải phóng nguồn lực về tài chính, đất đai, tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Với các dự án chủ đầu tư cố tình không triển khai, sẽ phải xử lý, thu hồi.
“Danh sách các dự án chậm triển khai từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục biến động nên các sở, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, coi đây là công việc thường xuyên để hậu kiểm, trên cơ sở đó có thể sớm xử lý, đưa đất vào sử dụng”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh.
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn Thủ đô còn 130 trường hợp công trình xây dựng là nhà “siêu mỏng, siêu méo” phát sinh từ trước năm 2019 nhưng chưa thể xử lý dứt điểm.
Sau khi tạo ra những cơn sốt đất ở nhiều vùng nông thôn tại khắp các tỉnh, thành trên cả nước thì hiện nay dòng tiền đang có dấu hiệu rút khỏi thị trường
Tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% năm nay, theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới vừa được công bố.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) chi nhánh Kỳ Đồng phát đi thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (nay là CTCP Tập đoàn Yên Khánh).
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay đạt 133,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Bộ Xây dựng đang thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, chủ trì lập hồ sơ đề nghị, xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Nói về thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, TS Lê Xuân Nghĩa Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cho rằng thị trường đang ở mức “chân không tới đất, đầu không tới trời”.
Bộ TN&MT đang lấy ý kiến của người dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023. Chúng tôi xin giới thiệu những quy định liên quan đến chứng nhận, công nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình...
Sau hơn 2 năm dài chịu tác động nặng nề của đại dịch, ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã có nhiều tín hiệu tích cực. Nhiều thương vụ M&A tài sản khách sạn lớn đã được thực hiện với tổng mức đầu tư đạt 14,9 tỷ USD trong năm 2021.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tại Hội thảo "Xu hướng thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022" do Tạp chí Tài chí doanh nghiệp tổ chức sáng nay.