Tính đến ngày 1/4, 8 quận, huyện, thị xã ở TP Hà Nội đã công bố đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường giai đoạn 2023-2025 để lấy ý kiến nhân dân.
Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, tên đơn vị hành chính mới được xem xét dựa trên yếu tố truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, ưu tiên sử dụng tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi sắp xếp hoặc được sử dụng trong quá trình hình thành và phát triển.
Quận Hai Bà Trưng sắp xếp 7 phường thành 4:
Nhập một phần phường Cầu Dền vào phường Thanh Nhàn lấy tên phường Thanh Nhàn;
Nhập một phần phường Cầu Dền vào phường Bách Khoa thành phường Bách Khoa;
Sáp nhập phường Quỳnh Lôi và phường Bạch Mai thành phường Bạch Mai;
Sáp nhập phường Đống Mác và phường Đồng Nhân thành phường Đồng Nhân.
Phường Thanh Xuân Nam và phường Thanh Xuân Bắc sáp nhập thành phường Thanh Xuân Bắc;
Phường Kim Giang và phường Hạ Đình sáp nhập thành phường Hạ Đình.
Phường Nguyễn Trung Trực và phường Trúc Bạch sáp nhập thành phường Trúc Bạch.
Do tên gọi Trúc Bạch gắn liền quá trình lịch sử và tên Tiểu khu Trúc Bạch trước đó bao gồm cả phường Nguyễn Trung Trực hiện nay.
Ba phường Quang Trung, Nguyễn Trãi, Yết Kiêu hợp nhất thành phường Quang Trung.
Phường Khâm Thiên và phường Trung Phụng sáp nhập thành phường Khâm Thiên;
Nhập một phần phường Ngã Tư Sở vào phường Khương Thượng, lấy tên phường Khương Thượng;
Một phần phường Ngã Tư Sở nhập vào phường Thịnh Quang thành phường Thịnh Quang;
Nhập một phần phường Trung Tự vào phường Phương Liên thành phường Phương Liên - Trung Tự;
Nhập một phần phường Trung Tự vào phường Kim Liên thành phường Kim Liên;
Nhập phường Quốc Tử Giám và phường Văn Miếu thành phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Nhập một phần phường Sài Đồng vào phường Phúc Đồng thành phường Phúc Đồng;
Nhập một phần phường Sài Đồng vào phường Phúc Lợi thành phường Phúc Lợi.
Ba phường Lê Lợi, Ngô Quyền và Quang Trung sáp nhập thành một, lấy tên phường Ngô Quyền.
Huyện Ứng Hòa là địa phương có số xã giảm lớn nhất trong đợt sắp xếp đơn vị hành chính khi nhập 14 thành 5 xã.
Cụ thể, nhập xã Viên Nội, Viên An, Hoa Sơn thành xã Hoa Viên;
Nhập xã Cao Thành, Sơn Công, Đồng Tiến thành xã Cao Sơn Tiến;
Nhập xã Hòa Xá, Vạn Thái, Hòa Nam thành xã Thái Hòa;
Nhập xã Lưu Hoàng, Hồng Quang, Đội Bình thành xã Bình Lưu Quang;
Nhập xã Trầm Lộng, Hoà Lâm thành xã Trầm Lộng...
Trong đợt sắp xếp này, theo tiêu chí về diện tích, dân số, TP Hà Nội có 173 xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, do đặc thù quốc phòng, an ninh, truyền thống lịch sử, văn hóa, tốc độ phát triển đô thị và trình độ phát triển kinh tế, nên thành phố đề xuất phương án giảm khoảng 70 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn.
Sở Nội vụ Hà Nội sẽ tổng hợp xây dựng hồ sơ đề án, báo cáo UBND thành phố trình xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy. UBND thành phố sau đó trình HĐND thành phố tổ chức kỳ họp ban hành nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 15/5, để thành phố hoàn chỉnh hồ sơ gửi Bộ Nội vụ và Ban Chỉ đạo Chính phủ, hoàn thành trước ngày 31/5.
Thông tin trên được Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đưa ra tại Báo cáo cập nhật về Công ty CP Vinhomes (mã: VHM) vừa được phát hành.
Trên thị trường bất động sản Sài Gòn, nguồn cung căn hộ đang khan hiếm và dự báo sẽ tiếp tục thiếu hụt thời gian tới. Phần lớn giỏ hàng là các dự án đều thuộc các phân khúc trung, cao cấp và siêu cao cấp.
TP. Hà Nội dự kiến xây đập tràn trên sông Hồng để lấy nước tạo dòng chảy tự nhiên, phục hồi sông Nhuệ, Đáy và Tô Lịch.
Nguồn cung sơ cấp hạn chế, nhu cầu thị trường cao, cơ sở hạ tầng phát triển và chất lượng cải thiện đã thúc đẩy sự gia tăng giá bất động sản, theo Savills Việt Nam.
Ngay khi thị trường bất động sản trên cả nước có dấu hiệu hồi phục thì đất nền tại TP.HCM cũng đã rục rịch tăng mạnh trở lại khiến nhiều chủ đất sẵn sàng “lật kèo” đền cọc để giữ đất lại.
Nếu áp dụng quy định như dự thảo nghị quyết thì các doanh nghiệp thuộc nhóm 30% đương nhiên có lợi thế hơn hẳn so với nhóm 70% doanh nghiệp còn lại, do được thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở có thể chiếm lĩnh thị trường.
Không ít ngân hàng gây bất ngờ khi công bố báo cáo kiểm toán ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh so với báo cáo tự lập trước đó.
Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 – đơn vị vận hành tuyến Metro số 1 vừa cập nhật phương án mới nhất trong kế hoạch vận hành đoàn tàu này. Theo đó, sẽ có 7 đoàn tàu được khai thác trước từ 1/7/2024.
Báo cáo mới đây cho thấy dự kiến thị trường bất động sản TP.HCM sẽ có 7.200 căn hộ mới trong năm nay. Dẫu vậy, so với giai đoạn trước, nguồn cung này vẫn duy trì ở mức thấp kỷ lục.
Dù thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc nhưng nhiều doanh nghiệp đã công bố mua lại trái phiếu bất động sản trước hạn nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.