Theo ông Vũ Anh Dũng - Phó trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng) thông tin ở buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM, Sở đã nhận được 2 hồ sơ yêu cầu thông báo đủ điều kiện huy động vốn trong 2 tháng đầu năm, thế nhưng cả hai dự án này sau khi xem xét đều chưa đủ điều kiện.
Theo ông Dũng, dự án mới mong muốn mở bán là có nhưng chưa đủ điều kiện. Thực tế, chủ đầu tư vẫn có sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường. Đó là các dự án mà trước đây đã được Sở thông báo đủ điều kiện bán theo quy định.
Vị này cho biết thêm, doanh thu kinh doanh bất động sản Sài Gòn trong 2 tháng đầu năm tăng 20,1% so với cùng kỳ. Bởi vậy, lý do khiến thành phố chưa có nguồn cung mới không phải tất cả đều do tâm lý lo ngại thị trường chưa hồi phục. Đại diện của Sở Xây dựng cho biết, nguồn cung của từng loại hình nhà ở sẽ do lực cầu chi phối và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Đối với giải pháp khơi thông nguồn cung, ông Dũng cho hay TP.HCM đã có nhiều chỉ đạo và giải pháp cụ thể.
Chẳng hạn như ban hành Công văn số 3971 ngày 17/8/2023 để thực hiện một vài giải pháp tháo gỡ, giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững. Trong đó, bàn giao nhiệm vụ chi tiết cho từng sở, ngành, quận, huyện và TP. Thủ Đức triển khai các nội dung trọng tâm thuộc trách nhiệm của đơn vị để tháo gỡ các vướng mắc trong các dự án nhà ở và bất động sản trên địa bàn.
Ngoài ra, Thành phố cũng lập ra Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc và khó khăn cho các dự án đầu tư với Tổ trưởng là Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi và Tổ phó là giám đốc các Sở, ngành. Ngoài ra, UBND TP đã nhất trí giải quyết là phân nhóm các dự án cùng vướng mắc cụ thể, bàn giao nhiệm vụ cho các sở ngành. Nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền, báo cáo lại để xem xét.
Theo ông Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng - CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Dat Xanh Services) chia sẻ ở buổi Hội thảo VPBankS Talk 3, nguồn cung căn hộ từ năm 2021 tới nay liên tục giảm ở tất cả thị trường, không riêng gì Hà Nội và TP.HCM.
Theo ông, TP.HCM thời gian qua không có sản phẩm để bán và môi giới dường như “ngồi chơi”. Thế nhưng, nguồn cung ở các thị trường vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương hay Long An đều khá tốt.
Vị này dự báo tại TP.HCM, nguồn cung đang rất khan hiếm và tiếp tục khan hiếm thời gian tới. Nếu có dự án thì hầu hết là các dự án phân khúc tầm trung, cao cấp và siêu cao cấp.
Theo Đại diện Dat Xanh Services, hiện nay, giá bất động sản Sài Gòn vẫn thấp hơn so với các nơi khác trong khu vực như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc)… Tuy nhiên, mặt bằng giá cao hơn nhiều so với thu nhập của người dân. Chẳng hạn như sản phẩm ở quận 1, quận Bình Thạnh cao hơn nhiều so với thu nhập của người dân trên cả nước.
Vị này đánh giá, hàng năm, Việt Nam có khoảng 1 triệu hộ gia đình mới, nghĩa là cần tối thiểu 1 triệu đơn vị nhà ở, tuy nhiên cả nước chưa có 60.000 đơn vị nhà mới mỗi năm. Nếu tính riêng vùng trung tâm TP.HCM, chưa có đến 10.000 đơn vị nhà ở. Đây là con số chỉ đáp ứng những người có thu nhập rất cao.
Sẽ không phải là vấn đề quá lớn nếu so sánh mức giá đó với thu nhập của người giàu. Người mua những căn biệt thự giá 400-500 tỷ vẫn có vì nguồn cung cho giới siêu giàu vẫn còn rất ít tại Việt Nam và họ có thể mua. Đó là thực trạng hiện nay khi so sánh công bằng. Trong khi, về tổng quan, giá nhà tại Việt Nam đang vượt mức chi trả của người dân./.
Nguồn cung sơ cấp hạn chế, nhu cầu thị trường cao, cơ sở hạ tầng phát triển và chất lượng cải thiện đã thúc đẩy sự gia tăng giá bất động sản, theo Savills Việt Nam.
Giá chung cư Hà Nội không ngừng tăng, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt, giá căn hộ tại khu vực Tây Hồ Tây giữ đà tăng ấn tượng, có dự án lên tới 260 triệu/m2.
Ngay khi thị trường bất động sản trên cả nước có dấu hiệu hồi phục thì đất nền tại TP.HCM cũng đã rục rịch tăng mạnh trở lại khiến nhiều chủ đất sẵn sàng “lật kèo” đền cọc để giữ đất lại.
Nếu áp dụng quy định như dự thảo nghị quyết thì các doanh nghiệp thuộc nhóm 30% đương nhiên có lợi thế hơn hẳn so với nhóm 70% doanh nghiệp còn lại, do được thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở có thể chiếm lĩnh thị trường.
Báo cáo mới đây cho thấy dự kiến thị trường bất động sản TP.HCM sẽ có 7.200 căn hộ mới trong năm nay. Dẫu vậy, so với giai đoạn trước, nguồn cung này vẫn duy trì ở mức thấp kỷ lục.
Sau 4 quý liên tiếp tăng trưởng âm trong năm 2023, trải qua quý đầu tiên của năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM đã tăng trưởng dương trở lại.
Sau Tết, nhà đầu tư rục rịch quay trở lại thị trường bất động sản, đặc biệt nhu cầu tìm kiếm đất nền có pháp lý rõ ràng, vị trí đẹp, giá cả phải chăng gia tăng... Nhiều giao dịch tại các vùng ven đã được “chốt deal” thành công. Chuyên gia dự báo, phân khúc bất động sản này sẽ phục hồi sớm hơn dự kiến.
Nếu như năm 2023, với số tiền khoảng 2 tỷ đồng, người dân có thể thoải mái lựa chọn cho mình những căn hộ chung cư có diện tích từ 60-70 m2 xa trung tâm Thủ đô, nhưng ở thời điểm này, người có nhu cầu khó lòng, thậm chí không thể tìm được do giá chung cư đã tăng rất nhiều so với trước đây.
Theo Knight Frank Việt Nam, hết Quý 1/2024, thị trường văn phòng TP.HCM đã ghi nhận những giao dịch 10.000 m2 đầu tiên.
Dự đoán giá bán sơ cấp tại Hà Nội và TP HCM tiếp tục tăng, do thị trường dự kiến đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới ở phân khúc cao cấp. Đặc biệt tại Hà Nội, giá bán sẽ tiếp tục tăng 10% trong 2024 và liên tục tăng khoảng 3% mỗi năm trong các năm 2025 và 2026.