Ngày 30/3, Cục Thống kê TP.HCM đã công bố Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý 1/2024.
Tại báo cáo trên, Cục Thống kê TP.HCM cho biết, quý 1/2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đat ̣ 406.345 tỷ đồng. Tính theo giá so sánh 2010 đạt 269.891 tỷ đồng, tăng 6,54% so với cùng kỳ
Khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 0,85%; khu vưc công nghiệp và xây dựng ̣tăng 5,66%, trong đó công nghiệp tăng 5,37%, xây dựng tăng 7,92%; khu vưc ̣dịch vụ ̣tăng 7,34%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,40%.
Đáng chú ý, tất cả các ngành dịch vụ đều có mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ. Tăng cao nhất là ngành vận tải kho bãi với mức tăng 16,24%, kế đến là dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 6,92%; dịch vụ hoạt động chuyên môn KHCN tăng 6,24%; giáo dục và đào tạo tăng 6,15%; bán buôn, bán lẻ tăng 5,68%; thông tin và truyền thông tăng 5,52%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 4,11%; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội tăng 3,02%; kinh doanh bất động sản tăng 2,51%.
Như vậy, sau khi trải qua 4 quý tăng trưởng âm liên tiếp trong năm 2023, trải qua quý đầu tiên của năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM đã tăng trưởng dương trở lại.
Ảnh minh họa
Liên quan đến việc này, đầu tháng 3/2024, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có báo cáo gửi Bộ Xây dựng trong đó có đưa ra nhận định, từ nửa cuối năm 2022 đến hết quý I/2023 là giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM. Tuy nhiên, đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại.
Cụ thể, riêng tại TP.HCM, quý I/2023 là “vùng đáy” của thị trường bất động sản với mức tăng trưởng âm đến -16,2%.
Tới quý II/2023, thị trường bất động sản thành phố dần vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi, tăng trưởng trở lại, tuy vẫn còn tăng trưởng âm nhưng có dấu hiệu giảm dần với mức tăng trưởng âm rút xuống còn -11,5%.
Sang quý III/2023, thị trường bất động sản TP.HCM tiếp tục xu thế phục hồi, tăng trưởng trở lại, với tốc độ chậm nhưng thể hiện sự phục hồi vững chắc hơn, việc tăng trưởng âm tiếp tục xu thế giảm, với mức tăng trưởng âm còn -8,7%.
Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản thành phố đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, tuy vẫn còn tăng trưởng âm nhưng đã giảm rõ rệt với mức tăng trưởng âm cả năm 2023 chỉ còn là -6,38%.
“Với đà phục hồi này có thể nhận định, thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững kể từ nửa cuối năm 2024, tạo đà để phát triển mạnh mẽ hơn kể từ đầu năm 2025 trở đi”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhận định./.
Sau Tết, nhà đầu tư rục rịch quay trở lại thị trường bất động sản, đặc biệt nhu cầu tìm kiếm đất nền có pháp lý rõ ràng, vị trí đẹp, giá cả phải chăng gia tăng... Nhiều giao dịch tại các vùng ven đã được “chốt deal” thành công. Chuyên gia dự báo, phân khúc bất động sản này sẽ phục hồi sớm hơn dự kiến.
Nếu như năm 2023, với số tiền khoảng 2 tỷ đồng, người dân có thể thoải mái lựa chọn cho mình những căn hộ chung cư có diện tích từ 60-70 m2 xa trung tâm Thủ đô, nhưng ở thời điểm này, người có nhu cầu khó lòng, thậm chí không thể tìm được do giá chung cư đã tăng rất nhiều so với trước đây.
Theo Knight Frank Việt Nam, hết Quý 1/2024, thị trường văn phòng TP.HCM đã ghi nhận những giao dịch 10.000 m2 đầu tiên.
Dự đoán giá bán sơ cấp tại Hà Nội và TP HCM tiếp tục tăng, do thị trường dự kiến đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới ở phân khúc cao cấp. Đặc biệt tại Hà Nội, giá bán sẽ tiếp tục tăng 10% trong 2024 và liên tục tăng khoảng 3% mỗi năm trong các năm 2025 và 2026.
Vài năm trở lại đây, nhất là sau khi Covid xảy ra, ngày càng nhiều người siêu giàu Việt Nam chi tiền mua bất động sản nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay thị trường trong nước đang “khát” dự án phục vụ giới thượng lưu.
Lọt danh sách các dự án chung cư chứng kiến giá rao bán tăng mạnh tại Hà Nội có: Royal City, The Pride, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà – Sudico, Sun Grand City với giá tăng 33%, Mipec Rubik 360 và Vinhomes West Point tăng 28%, Chung cư Đại Thanh tăng 27%, Seasons Avenue tăng 26%...
Năm 2023, trên địa bàn TP.Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Chúng ta phải có một chương trình, quy hoạch những vị trí ở gần trung tâm nhưng lợi thế thương mại thấp để xây dựng quỹ nhà ở cho thuê. Chỉ cho thuê chứ không bán, như vậy chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu của người thu nhập thấp về chỗ ở.