Đây là 7 đoàn tàu loại 3 toa, chạy chuyến sớm nhất từ 5h sáng và muộn nhất lúc 22h. Các đoàn tàu này sẽ được vận hành từ 1/7 đến 30/9.
Trong giai đoạn đầu, tàu chạy giãn cách đều 8-10 phút mỗi chuyến.
Ở giai đoạn 2 (từ đầu tháng 10 đến 31/12), tuyến Metro số 1 sẽ vận hành 12 đoàn tàu loại 3 toa vào các ngày trong tuần. Mỗi chuyến tàu giãn cách khoảng 6-8 phút. Thời gian tàu chạy từ 5h đến 23h30'.
Riêng Thứ 7 và Chủ nhật, lễ, Tết, tuyến Metro số 1 vận hành 9 đoàn tàu loại 3 toa với thời gian hoạt động tương tự.
Giai đoạn 3 (từ 1/1/2025 trở đi), sẽ vận hành theo công suất thiết kế đầu tư ban đầu. Kế hoạch vận hành giai đoạn này được xác định dựa theo tình hình khai thác thực tế của năm 2024.
Dự kiến, vào các ngày trong tuần, tuyến Metro số 1 vận hành 15 đoàn tàu từ 5h đến 23h30'. Riêng Thứ 7, Chủ nhật, lễ, Tết, vận hành 9 đoàn tàu cùng thời gian trên.
Thời gian giãn cách vào giờ cao điểm là 4,5 phút/chuyến và giờ bình thường là 8 phút/chuyến.
Trước đó, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM cho biết, tiến độ toàn tuyến Metro số 1 hiện đạt 98%.
Các đơn vị đang tập trung thực hiện song song các hạng mục công việc còn lại như hoàn thành thi công, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, đánh giá an toàn và hoàn thành đào tạo nhân sự vận hành... Đồng thời, chú trọng hoàn tất hồ sơ hoàn công, cấp chứng nhận an toàn hệ thống, đủ điều kiện vận hành thương mại.
Dự kiến, nếu thuận lợi thì dự án Metro số 1 sẽ khai thác miễn phí vé từ tháng 7-2024. Trong quý IV/2024, tuyến Metro số 1 chính thức đi vào khai thác thương mại phục vụ người dân.
Metro số 1 dài 19,7 km, gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao; lộ trình đi qua các quận: 1, Bình Thạnh, TP. Thủ Đức (TPHCM) và Dĩ An (Bình Dương). Tổng mức đầu tư dự án sau khi được điều chỉnh là 43.700 tỷ đồng.
Tuyến Metro số 1 có 3 ga ngầm là: Bến Thành, Nhà hát TPHCM, Ba Son; 11 ga trên cao: Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia TPHCM, Bến xe Suối Tiên.
Trong năm 2024, Hà Nội sẽ khởi công một loạt công trình giao thông trọng điểm, gồm: Cầu Thượng Cát, cầu Vân Phúc qua sông Hồng, đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường nối Mỹ Đình - Bái Đính. Tổng vốn đầu tư các dự án trên là hơn 15.000 tỷ đồng.
Nhiều khu dân cư, khu nhà ở, khu đô thị lớn tiếp tục được các tỉnh thông báo tìm nhà đầu tư hoặc công bố nhà đầu tư đăng ký; trong đó nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nộp hồ sơ.
Từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi. Ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.
Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 7 huyện, 2 thành phố; tỉnh không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp. Vĩnh Phúc đề xuất sắp xếp 28/136 xã để thành lập 13 đơn vị hành chính cấp xã mới.
Thành phố Hà Nội định hướng xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray dọc 2 bên sông Hồng kết nối với tuyến xe buýt đường sông…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với các Bộ liên quan khẩn trương triển khai các công việc cần thiết để kịp thời lựa chọn nhà đầu tư Dự án thành phần 4, Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Hàng loạt khu đô thị, khu dân cư lớn có tổng mức đầu tư lên tới cả chục nghìn tỷ đồng được các tỉnh “đua nhau” mời gọi, công bố nhà đầu tư quan tâm; trong đó nhiều dự án chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện.
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 752/UBND-KH&ĐT, ngày 20/3 về việc chấm dứt hoạt động Bãi đỗ xe tải phía Nam Hà Nội tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì.
Chiều 21/3, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn TPHCM, ông Nguyễn Huy Thắng, Chánh Văn phòng UBND Quận 6 thông tin về dự án Khu III Nam Lý Chiêu Hoàng tại Phường 10 Quận 6. Dự án này bị "treo" 20 năm nay, khiến người dân trong vùng dự án sống trong điều kiện khó khăn.
Tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết thành lập các phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương và Đề án thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.