Ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký Văn bản số 3119/UBND-TNMT gửi các đơn vị liên quan chỉ đạo về công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Văn bản được ban hành sau khi lãnh đạo UBND TP. Hà Nội xét báo cáo, đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 7368/STNMT-QHKHSDĐ ngày 16/9/2024 về tình hình thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Theo đó, tại văn bản trên, đề cập đến việc triển khai và tổ chức đấu giá đất, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu phải công khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin về các phiên đấu giá trên hệ thống thông tin của trung ương, thành phố và địa phương theo quy định.
Các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất đúng trình tự, thủ tục theo quy định; xem xét việc quy định bước giá, hình thức đấu giá (đấu nhiều vòng bắt buộc) đảm bảo tính cạnh tranh và sát giá thị trường.
Thực hiện nghiêm việc cử đại diện tham dự, giám sát việc thực hiện phiên đấu giá; truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm; dừng phiên đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá, gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá hoặc hành vi bất thường khác theo quy định.
Đồng thời, đề nghị Công an thành phố xem xét các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã có biện pháp ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy định đấu giá không được tiếp tục tham gia đấu giá.
Ngoài ra, đề xuất giải pháp ngăn chặn hoặc hạn chế việc tiếp tục tham gia đấu giá đối với các trường hợp đã từng tham gia đấu giá, trả giá cao bất thường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền trúng đấu giá theo quy định.
“UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền trúng đấu giá theo quy định gây nhiễu loạn thị trường. Công bố danh sách công khai trên trang thông tin của huyện và báo cáo, cung cấp thông tin để công bố công khai trên trang thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường", UBND TP. Hà Nội yêu cầu.
Trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, hôm 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức đấu giá 68 thửa đất ở xã Thanh Cao, thu hút khoảng 1.600 nhà đầu tư với hơn 4.300 hồ sơ đăng ký tham dự hợp lệ.
Sau cuộc đấu giá, lô trúng cao nhất đã được trả tới hơn 100 triệu đồng/m2. Một vài lô đất vị trí đẹp khác cũng trúng đấu giá với mức quanh 90 triệu đồng/m2. Các lô đất còn lại có giá trúng từ 63-80 triệu đồng/m2. Mức giá này gấp 5-6 lần giá khởi điểm.
Sau đó, ngày 19/8 đã diễn ra cuộc đấu giá 19 lô đất ở tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội). Cuộc đấu giá diễn ra từ 8h sáng, xuyên đêm và đến 4h30 ngày 20/8 - sau 18 tiếng mới có kết quả chung cuộc khi toàn bộ lô đất đều đã bán đấu giá thành công.
Theo kết quả sơ bộ, lô cao nhất trúng với giá 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần giá khởi điểm. Lô đất này có kí hiệu LK03-12 nằm ở vị trí góc với 2 mặt thoáng, diện tích trên 113 m2.
Bên cạnh lô đất trên, 11 lô khác cũng được thiết lập mức giá trên 100 triệu đồng/m2. Ba lô kí hiệu LK03-6, LK03-7 (rộng 91,67 m2) và LK04-6 (rộng 115,95 m2) trúng giá 127,3 triệu đồng/m2. Giá trị của các lô đất lần lượt là hơn 15 tỷ đồng, 11,6 tỷ đồng và 14,7 tỷ đồng. Hai lô đất có giá trúng thấp nhất tại phiên này là 91,3 triệu đồng/m2.
Đáng chú ý, thời điểm 2 cuộc đấu giá đất ở Thanh Oai và Hoài Đức diễn ra chỉ cách nhau gần 10 ngày và cuộc nào cũng được trả mức giá cao kỷ lục đã gây “choáng váng” cho không ít các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo thông tin từ phía huyện Thanh Oai, tính đến 16/9, dù đã hết hạn nộp tiền nhưng chỉ có 13 lô đất có giá trúng từ 51,6 triệu đến hơn 55 triệu đồng/m2 đã nộp đủ tiền. Còn lại 55 lô có giá trúng cao từ 80 triệu đồng/m2, bao gồm cả người trúng lô đất có giá cao nhất 100,5 triệu đồng/m2, chưa nộp tiền đúng thời hạn. Như vậy, phần lớn các lô trúng đấu giá đã bị bỏ cọc./.
Việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện trên phạm vi toàn thành phố theo các cấp hành chính, trong đó xã, phường, thị trấn (cấp xã) là đơn vị cơ bản thực hiện kiểm kê đất đai.
Qua khảo sát sơ bộ tại một số dự án cho thấy, do điều chỉnh giá đất đã làm tăng giá bán nhà ở, bất động sản lên 15-20% so với trước.
Bộ Xây dựng cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá bất động sản tăng cao trong thời gian qua, trong đó có hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, đầu tư theo tâm lý đám đông của người dân để trục lợi.
Hết hạn nộp hồ sơ 31/8/2024, chỉ có duy nhất một đơn vị đăng ký thực hiện dự án là Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land, mã chứng khoán: TAL).
Trong năm 2019, Tập đoàn Dabaco đã chuyển nhượng 104/110 lô đất tại dự án khu nhà ở Dabaco Lạc Vệ ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Tuy nhiên, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa kết luận, việc này là chưa đúng quy định của pháp luật.
Dự án khu đô thị 1,06 tỷ USD (tương đương khoảng 27.000 tỷ đồng) vừa được trao quyết định chủ trương đầu tư cho Công ty CP Đầu tư Công đoàn Ngân hàng Công thương (thuộc sở hữu của Công ty Phú Mỹ Hưng).
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá phê duyệt cho Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam thuê 104.994 m2 đất để thực hiện dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hoá tại phường Quảng Thành, TP. Thanh Hoá.
Đây là lần thứ 2 tổ hợp này bị rao bán trong gần 10 năm qua, sau khi về tay Công ty tái bảo hiểm toàn cầu AON Plc với giá gần 8.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở lần rao bán này, giá đã tăng lên gần 18.500 tỷ đồng.
Những vướng mắc, ách tắc từ năm 2021 đến nay về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại và các dự án đầu tư có sử dụng đất có mục đích phục vụ lưu trú như căn hộ Condotel, Officetel… vừa được tháo gỡ sau khi Chính phủ ban hành quy định mới.
Việc tháo gỡ cơ chế chính sách, những nút thắt về thủ tục đầu tư mà hiện nay vẫn đang rất chậm, đặc biệt cho các dự án bất động sản. Khi các nút thắt này được giải tỏa, nguồn cung sẽ được cải thiện giúp cho thị trường bất động sản ấm lên tạo tâm lý tích cực cho đầu tư và tiêu dùng.