Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 3:31

Hà Nội tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và 16 phường

HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và 16 phường thuộc quận.

Hà Nội tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và 16 phường |

Hà Nội tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và 16 phường

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|
73c6774a-c550-4035-9216-bc810a125142-1695359499548-1695359499757405723182.jpeg

Đại biểu HĐND TP. Hà Nội biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập quận Gia Lâm - Ảnh: VGP/GH

Huyện Gia Lâm được xác định là đô thị nằm trong khu vực phát triển mở rộng nội đô về phía Đông của Thủ đô Hà Nội với chức năng chính là phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế... gắn với các ngành công nghiệp, công nghệ cao theo hưởng quốc lộ 5 và quốc lộ 1A.

Cơ sở hạ tầng của huyện Gia Lâm cũng được chú trọng, tập trung xây dựng phát triển theo định hướng phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ, gắn kết giữa Quy hoạch xây dựng đô thị với cai tạo, chính trang, nâng cấp đô thị và phát triển không gian đô thị; đẩy mạnh phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng khung với xây dựng nếp sống văn minh đô thị, môi trường xanh - sạch - đẹp; phát huy vai trò, chức năng của đô thị trong mối liên hệ vùng và nội vùng.

Theo UBND TP. Hà Nội, để bảo đảm cho mục tiêu, định hướng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho huyện Gia Lâm nói riêng cũng như lợi ích của TP. Hà Nội nói chung, cần có một giải pháp quản lý phù hợp hơn nữa trong công tác chính quyền địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả của chính quyền trong quản lý tổng thể xã hội.

Nằm ở cửa ngõ phía Đông của TP. Hà Nội, trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch, trọng điểm đã nỗ lực tạo “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; kết nối các tỉnh thành, các trung tâm kinh tế lớn như: Quốc lộ 1A kết nối tỉnh Bắc Ninh, quốc lộ 3 mới (tuyến Hà Nội - Thái Nguyên), quốc lộ 5B kết nối tỉnh Hưng Yên, thành phố Hải Phòng...

Việc thành lập quận Gia Lâm được nhận định sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền phù hợp, tạo tiền đề cho Gia Lâm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; đảm bảo quốc phòng an ninh; khai thác tối đa lợi thế kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi và hưởng thụ của người dân.

Nghị quyết quyết nghị thành lập quận Gia Lâm trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Gia Lâm và thành lập 16 phường trên cơ sở 22 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm.

Cụ thể, Nghị quyết quyết nghị thành lập 6 phường trên cơ sở chuyển nguyên trạng 6 xã gồm: phường Ninh Hiệp trên cơ sở chuyên nguyên trạng xã Ninh Hiệp; phường Yên Thường trên cơ sở chuyển nguyên trạng xã Yên Thường; phường Cổ Bi trên cơ sở chuyển nguyên trạng xã Cổ Bi; phường Đặng Xá trên cơ sở chuyển nguyên trạng xã Đặng Xá; phường Dương Quang trên cơ sở chuyển nguyên trạng xã Dương Quang; phường Lệ Chi trên cơ sơ chuyển nguyên trạng xã Lệ Chi.

Ngoài ra, Nghị quyết quyết nghị thành lập 4 phường trên cơ sở 4 xã, thị trấn có sự điều chỉnh địa giới hành chính với nhau gồm: phường Trâu Quỳ trên cơ sở thị trấn Trâu Quỳ có điều chính địa giới với xã Đa Tốn, Dương Xá; phường Đa Tốn trên cơ sở xã Đa Tốn có điều chỉnh địa giới với thị trấn Trâu Quỳ, các xã Dương Xá, Đa Tốn; phường Kiêu Kỵ trên cơ sở xã Kiêu Kỵ có điều chỉnh địa giới với xã Đa Tốn, Dương Xá; phường Dương Xá trên cơ sở xã Dương Xá có điều chỉnh địa giới với thị trấn Trâu Quỳ, các xã Kiêu Kỵ, Đa Tốn.

Nghị quyết cũng quyết nghị thành lập 6 phường trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính của 12 xã, thị trấn gồm: phường Yên Viên trên cơ sở nhập thị trấn Yên Viên và xã Yên Viên; phường Phù Đổng trên cơ sở nhập xã Trung Mầu và xã Phù Đổng; phường Thiên Đức trên cơ sở nhập xã Đình Xuyên và xã Dương Hà; phường Phú Sơn trên cơ sở nhập xã Kim Sơn và xã Phú Thị; phường Bát Tràng trên cơ sở nhập xã Bát Tràng và xã Đông Dư; phường Kim Đức trên cơ sở nhập xã Văn Đức và xã Kim Lan.

Kết quả là quận Gia Lâm sau khi được thành lập có diện tích tự nhiên là 116,64km2 và quy mô dân số là hơn 300.000 người, có 16 phường trực thuộc, bao gồm: Trâu Quỳ, Dương Xá, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng. Kim Đức. Theo nghị quyết, việc thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm đã cơ bản đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Gia Huy

Theo: chinhphu.vn copy https://thanglong.chinhphu.vn/ha-noi-tan-thanh-chu-truong-thanh-lap-quan-gia-lam-va-16-phuong-103230922123048208.htm

Tin liên quan