UBND thành phố vừa ký ban hành văn bản số 3832/UBND-NC về việc chấn chỉnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 6/7/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực.
Theo số liệu tổng hợp của các đơn vị, tính đến ngày 15/10/2023, trên địa bàn thành phố có 2.955 cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy được đưa vào hoạt động trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực.
Đến nay, có 1.732 cơ sở đã xây dựng kế hoạch, lộ trình, phương án thực hiện và cam kết lộ trình thực hiện khắc phục các nội dung không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy (đạt 58,6%).
Ủy ban nhân dân cấp huyện đã phê duyệt kế hoạch lộ trình, phương án thực hiện và cam kết lộ trình thực hiện khắc phục đối với 1.526 cơ sở (đạt 51,64%); 347 cơ sở hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy.
Tuy nhiên, tiến độ việc triển khai thực hiện của các đơn vị hiện nay rất chậm, chưa bảo đảm mục tiêu, yêu cầu, lộ trình đã đề ra, quá trình triển khai thực hiện của các đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế.
Đối với việc đôn đốc cơ sở xây dựng kế hoạch, cam kết lộ trình thực hiện hoàn thành trước ngày 15/3/2023, có 7 đơn vị chưa hoàn thành gồm: quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng, quận Cầu Giấy, thị xã Sơn Tây, huyện Mê Linh và quận Hoàn kiếm.
9 đơn vị chưa hoàn thành việc tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch cam kết lộ trình thực hiện của cơ sở, gồm: quận Hoàn Kiếm, huyện Mê Linh, quận Cầu Giấy, quận Hai Bà Trưng, quận Ba Đình, thị xã Sơn Tây, huyện Thanh Trì, huyện Sóc Sơn và quận Đống Đa.
Hiện nay, chỉ có hai đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu ít nhất 30% cơ sở trên địa bàn hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy gồm quận Tây Hồ và huyện Ba Vì, còn lại 28 đơn vị có tỷ lệ cơ sở khắc phục rất thấp.
Nhiều đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, còn xảy ra tình trạng báo cáo chậm, không báo cáo kết quả, phải đôn đốc nhắc nhở nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng đánh giá chung của thành phố, như: các Sở Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên - Môi trường, Công Thương; UBND các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Long Biên và huyện Ba Vì không có báo cáo kết quả thực hiện quý III/2023.
UBND thành phố phê bình thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã để xảy ra các tồn tại, hạn chế, thiếu sót nêu trên; đề nghị chỉ đạo đơn vị chấn chỉnh, kiểm điểm ngay và làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan (nếu có) trong việc thực hiện không nghiêm chỉ đạo của thành phố.
UBND thành phố yêu cầu chủ tịch UBND 9 quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo đơn vị khẩn trương hoàn thành việc đôn đốc cơ sở ký cam kết và phê duyệt kế hoạch, cam kết lộ trình thực hiện của 100% cơ sở trên địa bàn quản lý, báo cáo thành phố trước ngày 15/11/2023.
Thủ trưởng các sở, ban ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị chủ động, quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai thực hiện, phấn đấu năm 2023 hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy đối với 30% cơ sở trên địa bàn quản lý.
Thùy Chi
Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất tăng lợi nhuận định mức làm nhà xã hội lên 15-20% thay vì 10% như cũ để bảo đảm nguồn cung.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT) từ ngày 9/11/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội rà soát ngay việc Hà Nội đấu giá khai thác 3 mỏ cát; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.
Sáng ngày 11/11/2023 tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (NHSC) – liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) – đã chính thức công bố triển khai Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, dự án biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước ( 1973-2023).
Chiều 9/11, ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) thông tin tới báo chí về dự án Metro số 1.
Từ hôm nay (9/11), giá bán lẻ điện bình quân tăng lên mức 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Nhấn mạnh dự án sân bay Long Thành đã “vắt qua 3 nhiệm kỳ”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa lo ngại sẽ chậm tiến độ hoàn thành giai đoạn 1 dự kiến vào năm 2025 và muốn “có một sự cam kết thật rõ từ phía Chính phủ.”
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hà Nội đề nghị người dân, tổ chức cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở Tài nguyên và Môi trường để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại...
Việc nâng tỷ lệ tiền đặt trước tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất; tăng 5% so với các tài sản đấu giá thông thường sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quy định tỷ lệ tiền đặt trước quá cao dẫn đến những rào cản làm mất tính cạnh tranh của cuộc đấu giá.
Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra phản ánh của báo chí về dự án khu đô thị quây núi đá vịnh Hạ Long làm "hòn non bộ", xử lý theo thẩm quyền và đúng quy định, báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 25/11.