Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 0:22

Cân nhắc việc nâng tỷ lệ tiền đặt cọc trước khi đấu giá đất

Việc nâng tỷ lệ tiền đặt trước tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất; tăng 5% so với các tài sản đấu giá thông thường sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quy định tỷ lệ tiền đặt trước quá cao dẫn đến những rào cản làm mất tính cạnh tranh của cuộc đấu giá.

Cân nhắc việc nâng tỷ lệ tiền đặt cọc trước khi đấu giá đất |

Cân nhắc việc nâng tỷ lệ tiền đặt cọc trước khi đấu giá đất

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Trình bày trước Quốc hội Báo cáo tóm tắt thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, về cơ bản, nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất với quy định của một số luật hiện hành liên quan cũng như các dự án Luật có liên quan đang được sửa đổi, bổ sung.

Thẩm tra một số vấn đề cụ thể liên quan đến tài sản đấu giá, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhận thấy mặc dù Luật Đấu giá tài sản là luật hình thức nhưng việc quy định về tài sản đấu giá là cần thiết và phù hợp với các pháp luật chuyên ngành nhằm bảo đảm sự rõ ràng, tránh khoảng trống về mặt pháp lý. Tuy nhiên có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy định tại Điều 4 về tài sản đấu giá theo hướng không liệt kê, vì điều này dễ dẫn đến trùng lặp hoặc gây chồng chéo, mâu thuẫn.

1_20231109084236.jpg

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Khanh

Về Cổng đấu giá tài sản quốc gia, Ủy ban Kinh tế nhận thấy việc bổ sung quy định thực hiện đấu giá trực tuyến thông qua Cổng đấu giá tài sản quốc gia và Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản là phù hợp với yêu cầu về chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc quản lý Cổng Đấu giá tài sản quốc gia như trách nhiệm về: (i) bảo mật thông tin trong quá trình tổ chức đấu giá tài sản bằng hình thức trực tuyến; (ii) lưu trữ thông tin phục vụ công tác tra cứu, theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán…; (iii) bảo đảm việc vận hành thông suốt và hiệu quả của Cổng Đấu giá tài sản quốc gia…

Đối với quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, Ủy ban Kinh tế nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản tại dự án Luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và bảo đảm sự chặt chẽ, khách quan, minh bạch trong hoạt động đấu giá tài sản.

Bên cạnh đó, đề nghị cân nhắc quy định tại khoản 2 về thời gian thông báo thay đổi địa điểm trước ngày mở cuộc đấu giá chỉ có 01 ngày làm việc; quy định như vậy sẽ gây bất lợi cho người tham gia đấu giá, nhất là đối với những trường hợp ở cách xa địa điểm đấu giá

Đề nghị nghiên cứu, cân nhắc về tính khả thi của quy định người có tài sản đấu giá phải có nghĩa vụ thẩm tra, xét duyệt điều kiện tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá vì việc xét duyệt điều kiện này phải thuộc trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản là cơ quan có tính chuyên môn, chuyên nghiệp cao đối với hoạt động đấu giá tài sản.

Việc yêu cầu người có tài sản đấu giá phải xét duyệt điều kiện của người tham gia đấu giá là chưa phù hợp, nhất là đối với trường hợp người có tài sản đấu giá là cá nhân hoặc trường hợp có số lượng lớn người tham gia đấu giá đối với cùng một tài sản đấu giá; đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về hồ sơ đánh giá năng lực, điểm tích lũy kinh nghiệm của người tham gia đấu giá tài sản, nhất là đối với việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản, bảo đảm lựa chọn được người tham gia đấu giá tài sản có đủ năng lực về tài chính, chuyên môn và kinh nghiệm.

Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định rõ cơ sở xác định trường hợp được áp dụng hình thức bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá hoặc hình thức bỏ phiếu gián tiếp hoặc có thể kết hợp hình thức đấu giá trực tiếp với hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp; trường hợp kết hợp cả hai hình thức đấu giá thì phải bổ sung quy định về trình tự, thủ tục bảo đảm chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với thực tiễn.

Việc nâng tỷ lệ tiền đặt trước tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư (khoản 1a Điều 39), tăng 5% so với các tài sản đấu giá thông thường (mức tiền đặt trước tối thiểu của tài sản thông thường là 5%) sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quy định tỷ lệ tiền đặt trước quá cao dẫn đến những rào cản kỹ thuật, làm mất tính cạnh tranh của cuộc đấu giá.

Do đó, đề nghị nghiên cứu điều chỉnh biên độ chênh lệch giữa mức tiền đặt trước tối thiểu và tiền đặt trước tối đa một cách hợp lý, khả thi; cân nhắc quy định khoản tiền đặt trước căn cứ theo quy mô diện tích đất đấu giá hoặc căn cứ theo giá trị của tài sản đấu giá…

Thẩm tra quy định về đấu giá viên, Ủy ban Kinh tế nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung tại một số điều, khoản liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện của đấu giá viên, nhằm bảo đảm tất cả cá nhân muốn trở thành đấu giá viên đều được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề phù hợp với tính chất nghề nghiệp; việc sửa đổi, bổ sung quy định về cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá, nhằm bảo đảm đơn giản hóa thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Ngoài ra, đề nghị đánh giá tác động của việc bỏ quy định miễn đào tạo nghề đấu giá đối với một số trường hợp; nghiên cứu việc giao Bộ Tư pháp quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Ngoài ra, bổ sung quy định về việc đấu giá viên không được đồng thời kiêm nhiệm các chức danh bổ trợ tư pháp khác như luật sư, công chứng viên, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, trọng tài thương mại… nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp của đấu giá viên. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị xem xét lại việc cấm quy định đấu giá viên đồng thời kiêm nhiệm các chức danh bổ trợ tư pháp khác, nhất là ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Về quy định chuyển tiếp, Ủy ban Kinh tế khẳng định, quy định chuyển tiếp tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của dự thảo Luật nhằm bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ trong triển khai thực hiện Luật; quy định chuyển tiếp tại khoản 3 Điều 3 là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp người được miễn đào tạo nghề đấu giá theo quy định hiện hành mà đang tập sự hành nghề đấu giá hoặc đã hoàn thành thời gian tập sự hành nghề đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực thì được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Tại dự thảo Luật cũng khẳng định việc đấu giá thí điểm biển số xe ô tô được tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 73/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô cho đến khi Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về đấu giá biển số xe ô tô. Tại Nghị quyết số 73/2022/QH15 quy định Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 và được thực hiện trong 03 năm.

Ngoài các quy định chuyển tiếp trên, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát và bổ sung quy định chuyển tiếp đối với những trường hợp khác nếu thấy cần thiết vì quy định tại dự thảo Luật có thể tác động đến quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản.

Ủy ban Kinh tế đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định khác tại dự án Luật, tránh tình trạng quy định chung chung gây khó khăn trong thực tế triển khai; rà soát, tránh trùng lặp, xung đột pháp luật; đồng thời tiếp tục rà soát, chỉnh lý về từ ngữ, câu chữ và kỹ thuật văn bản để hoàn thiện dự án Luật.

Xuân Hưng

Theo: vnmedia.vn copy https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202311/can-nhac-viec-nang-ty-le-tien-dac-coc-truoc-khi-dau-gia-dat-d5c173d/

Tin liên quan