Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) – nơi ông Trịnh Văn Tuấn giữ ghế chủ tịch vừa có liên tiếp 2 văn bản gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin về việc phát hành thành công hai lô trái phiếu trị giá hơn 1.300 tỷ đồng.
Theo công bố, vào ngày 31/10, OCB đã phát hành thành công 850 trái phiếu mã OCBL2326010 và 500 trái phiếu mã OCBL2326011, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu và thu về hơn 1.300 tỷ đồng. Cả hai lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 3 năm với lãi suất 6,4%/năm.
Đây là các đợt phát hành trái phiếu đầu tiên của OCB trong quý 4/2023 và là lô trái phiếu thứ 10 và 11 được OCB huy động trong năm 2023. Cụ thể, tính từ từ ngày 26/6 đến nay, ngân hàng này đã phát hành thành công 11 lô trái phiếu có thời hạn từ 2 - 5 năm với tổng giá trị theo mệnh giá 12.550 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Ở chiều ngược lại, từ đầu tháng 5/2023 đến nay, OCB đã mua lại trước hạn 12 lô trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá 10.900 tỷ đồng. Các lô trái phiếu cùng có thời hạn 3 năm và được phát hành trong năm 2021 và 2022.
Về tình hình kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2023, OCB ghi nhận tăng trưởng ở hầu hết các hạng mục quan trọng. Theo đó, thu nhập lãi thuần của OCB tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2022 lên 5.434 tỷ đồng, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư đạt 552 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 178 tỷ đồng. Khấu trừ thuế phí, OCB báo lãi sau thuế 3.131 tỷ đồng, tăng trưởng gần 48%.
Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản của OCB tăng 11,7% so với thời điểm đầu năm lên 216.755 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của OCB là 129.562 tỷ đồng cho vay khách hàng, tăng 9,6%.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả tại cuối quý 3 của OCB tăng 11,66% lên 188.406 tỷ đồng, với 115.152 tỷ đồng là tiền gửi của khách hàng, tăng gần 13%.
Trung Kiên
Bước sang tháng 11, trong khi một số ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay mua nhà thì tại một số nhà băng khác, mức lãi suất cho vay với phân khúc này hầu như không có sự điều chỉnh.
Theo Thống đốc NHNN, việc giải ngân còn hạn chế là do nguồn cung nhà thuộc đối tượng hạn chế. Nhu cầu nhà ở lớn nhưng nhu cầu đi vay để mua nhà lại là vấn đề người dân cân nhắc kĩ lưỡng. Thêm nữa, điều kiện cho vay còn những điểm chưa phù hợp.
Có những ngân hàng hiện nay mức cho vay bình quân còn cao khoảng 9%, trên 9%. Tất cả những ngân hàng này cũng đã được chỉ rõ và cũng đã yêu cầu phải tìm mọi biện pháp để giảm lãi suất.
Trong 10 tháng đầu năm, có 70 doanh nghiệp phát hành với khối lượng 180,4 nghìn tỷ đồng (giảm 45,1% so với cùng kỳ năm 2022); khối lượng mua lại trước hạn là 190,7 nghìn tỷ đồng (tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2022). Kể từ khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (5/3/2023), khối lượng phát hành là 179,5 nghìn tỷ đồng.
Trong tháng 10, lãi suất huy động (LSHĐ) 12 tháng (mẫu theo dõi của BVSC) trung bình đạt 5,61%, giảm thêm 17 điểm cơ bản so với trung bình hồi tháng 9. Mặt bằng lãi suất huy động hiện tại thậm chí đã thấp hơn mức thấp nhất trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
Theo công bố, trong ngày 31/10/2023, nhà băng này đã phát hành thành công 1.500 trái phiếu mã TCBL2325007, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương đương với số tiền thu về là 1.500 tỷ đồng.
Theo công bố, trong ngày 25/10 vừa qua, nhà băng này đã phát hành thành công 1.000 trái phiếu mã MBBL2330005, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu và thu về 1.000 tỷ đồng.
Tính đến ngày 20/10, ngành kinh doanh bất động sản chỉ thu được gần 2,14 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, chiếm hơn 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 44,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong khi nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản giảm mạnh thì các ngành nghề khác lại tăng đột biến.
Một số chính sách mới về tiền thuê đất, phí, tiền lương sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2023.
9 tháng đầu năm nay, dư nợ tín dụng hoạt động kinh doanh bất động sản tại Techcombank tăng mạnh nhất 47,3% (+51.433 tỷ đồng) và đạt 160.238 tỷ đồng, chiếm 34,63% cơ cấu dư nợ tín dụng của ngân hàng.