Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đầu năm đến nay, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính lũy kế đến ngày 20/10, cả nước có 38.622 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 460,07 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 292 tỷ USD, bằng 63,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Theo báo cáo, 10 tháng qua, có 1.051 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 19,4% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 5,33 tỷ USD.
Ảnh cơ cấu thu hút nguồn vốn FDI từ đầu năm đến nay.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 18,84 tỷ USD, chiếm gần 73,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 45,8% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 2,14 tỷ USD, chiếm hơn 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 44,8% so với cùng kỳ.
Các ngành tài chính ngân hàng, bán buôn, bán lẻ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,54 tỷ USD, gấp 61,4 lần và gần 907 triệu USD, tăng 6,3%. Còn lại là các ngành khác.
Như vậy, trong suốt 10 tháng qua, trong khi vốn ngoại liên tục đổ vào các ngành nghề khác thì ngành bất động sản chỉ hút được lượng vốn FDI bằng hơn một nửa so với cùng kỳ.
Minh Quân
Một số chính sách mới về tiền thuê đất, phí, tiền lương sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2023.
9 tháng đầu năm nay, dư nợ tín dụng hoạt động kinh doanh bất động sản tại Techcombank tăng mạnh nhất 47,3% (+51.433 tỷ đồng) và đạt 160.238 tỷ đồng, chiếm 34,63% cơ cấu dư nợ tín dụng của ngân hàng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,8 - 11%/năm.
Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tháng trở lại đây, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đã phát hành thành công 6.500 tỷ đồng trái phiếu.
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, tiết giảm chi phí hoạt động, đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Trong ngày hôm nay (20/10), một số ngân hàng đã tiếp tục điều chỉnh giảm tiếp lãi suất huy động, đưa lãi suất huy động tiền gửi của khách hàng xuống mức thấp kỷ lục.
Theo dữ liệu mới được công bố, chỉ riêng trong một tháng từ 30/7-31/8/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt đông kinh doanh bất động sản đã tăng hơn 26.000 tỷ đồng.
Theo đó, trong ngày 13/10, nhà băng này đã phát hành thành công 500 trái phiếu mã MBBL2330004, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương ứng với số tiền thu về 500 tỷ đồng.
Theo phê duyệt, HDBank sẽ mua tối đa 30% cổ phần Công ty Cổ phần Chứng khoán HD (OTC: HDS) để HDS trở thành công ty liên kết hoặc công ty con của HDBank theo quy định của pháp luật.
Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do vậy, cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước.