Thông tin Bộ Tài chính cho biết, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế có nhiều điểm tháo gỡ đáng chú ý.
Theo đó, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác; các trái phiếu đã phát hành trước đây được đàm phán để kéo dài kỳ hạn tối đa không quá 2 năm; ngưng hiệu lực thi hành quy định tại Nghị định số 65 về xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân mua TPDN riêng lẻ, xếp hạng tín nhiệm bắt buộc và giảm thời gian phân phối trái phiếu.
Sau khi Nghị định số 08 được ban hành, cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp để ổn định thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ và Lãnh đạo Chính phủ, kể từ Quý II/2023 tình hình thị trường TPDN có dấu hiệu cải thiện và tâm lý nhà đầu tư đã dần ổn định trở lại. Các doanh nghiệp đã phát hành được trái phiếu mới, huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra dòng tiền trả nợ; khối lượng phát hành tăng dần qua từng tháng.
Về tình hình thị trường TDPN riêng lẻ trong tháng 10, khối lượng phát hành là 41 nghìn tỷ đồng, tăng 17 nghìn tỷ đồng so với tháng 9 (23,4 nghìn tỷ đồng).
Về mua lại TPDN, từ đầu năm các DN đã mua lại lượng trái phiếu trước hạn là 190,7 nghìn tỷ (cao hơn tổng số phát hành). Riêng trong tháng 10/2023, các doanh nghiệp đã mua lại khoảng 14,2 nghìn tỷ đồng.
Nhà đầu tư chính mua TPDN riêng lẻ trên thị trường sơ cấp trong 10 tháng đầu năm 2023 là các nhà đầu tư tổ chức chiếm 95% tổng khối lượng phát hành (chủ yếu là ngân hàng chiếm 61%), các nhà đầu tư cá nhân mua 5%. Trên thị trường thứ cấp tính đến 30/6/2023, nhà đầu tư cá nhân nắm giữ khoảng 28,5% tổng dư nợ TPDN riêng lẻ (tương đương khoảng 285,6 nghìn tỷ đồng).
Về đáo hạn, khối lượng đáo hạn năm 3 tháng cuối năm 2023 là 61,6 nghìn tỷ đồng (dựa trên dư nợ tại thời điểm 31/12/2022 (chưa bao gồm phát hành, mua lại, cơ cấu lại nợ trong năm 2023).
Yến Nhi
Trong tháng 10, lãi suất huy động (LSHĐ) 12 tháng (mẫu theo dõi của BVSC) trung bình đạt 5,61%, giảm thêm 17 điểm cơ bản so với trung bình hồi tháng 9. Mặt bằng lãi suất huy động hiện tại thậm chí đã thấp hơn mức thấp nhất trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
Theo công bố, trong ngày 31/10/2023, nhà băng này đã phát hành thành công 1.500 trái phiếu mã TCBL2325007, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương đương với số tiền thu về là 1.500 tỷ đồng.
Theo công bố, trong ngày 25/10 vừa qua, nhà băng này đã phát hành thành công 1.000 trái phiếu mã MBBL2330005, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu và thu về 1.000 tỷ đồng.
Tính đến ngày 20/10, ngành kinh doanh bất động sản chỉ thu được gần 2,14 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, chiếm hơn 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 44,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong khi nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản giảm mạnh thì các ngành nghề khác lại tăng đột biến.
Một số chính sách mới về tiền thuê đất, phí, tiền lương sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2023.
9 tháng đầu năm nay, dư nợ tín dụng hoạt động kinh doanh bất động sản tại Techcombank tăng mạnh nhất 47,3% (+51.433 tỷ đồng) và đạt 160.238 tỷ đồng, chiếm 34,63% cơ cấu dư nợ tín dụng của ngân hàng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,8 - 11%/năm.
Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tháng trở lại đây, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đã phát hành thành công 6.500 tỷ đồng trái phiếu.
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, tiết giảm chi phí hoạt động, đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Trong ngày hôm nay (20/10), một số ngân hàng đã tiếp tục điều chỉnh giảm tiếp lãi suất huy động, đưa lãi suất huy động tiền gửi của khách hàng xuống mức thấp kỷ lục.