Theo kế hoạch, ngày 19/8, huyện Hoài Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 19 thửa đất tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên. Diện tích của các thửa đất đưa ra đấu giá dao động khoảng 74-118m2.
Cũng tại đây, vào ngày 26/8, Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt được sự ủy quyền của UBND huyện Hoài Đức sẽ tiếp tục đấu giá 20 thửa đất ký hiệu LK01 và LK02, diện tích dao động khoảng 89,6-145,6m2.
Đáng chú ý, mức giá khởi điểm đấu giá cho các thửa đất trên chỉ từ 7,3 triệu đồng/m2. Hình thức, phương thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng tại cuộc đấu giá theo phương thức trả giá lên.
Hoài Đức trước kia là một trong những huyện của tỉnh Hà Tây. Từ năm 2008 tỉnh này được sát nhập vào TP. Hà Nội nên huyện Hoài Đức cũng mặc nhiên trở thành một đơn vị hành chính của Thủ đô.
Huyện Hoài Đức nằm cách hồ Hoàn Kiếm (trung tâm của Thủ đô Hà Nội) khoảng 16km và sát ngay cạnh quận Nam Từ Liêm. Từ Hoài Đức đi đến sân vận động Mỹ Đình chỉ khoảng 20-30 phút.
Huyện Hoài Đức hiện có diện tích 1.224 km2 với có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thị trấn Trạm Trôi (huyện lỵ) và 19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở. Đây là một trong 4 huyện được Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng thành quận trong năm 2025.
Liên quan đến phiên đấu giá này, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức cho biết, khu đấu giá thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên có 71 lô, huyện chia làm 3 lần đấu giá với mục đích vừa làm vừa điều chỉnh nếu có điểm chưa phù hợp, lần đầu đấu giá 19 lô. Hiện nay, đã có 700 bộ hồ sơ với 400 khách hàng tham gia.
Theo ông Hoàng, giá khởi điểm 7,3 triệu được xác định theo quy định của Nghị định 12, nhân hệ số điều chỉnh với giá trong bảng giá đất và giá khởi điểm là cơ sở để xác định tiền cọc.
“Quy chế đấu giá đã quy định, đấu giá phải thực hiện 6 vòng bắt buộc, mỗi bước giá 6 triệu, đến vòng thứ 7 mới xác định giá trúng. Do đó, giá trúng tối thiểu khoảng 36 triệu đồng/m2. Hay nói cách khác, bản chất giá thấp nhất để trúng đấu giá là 36 triệu, không phải 7,3 triệu. 7,3 triệu chỉ là giá khởi điểm để xác định tiền cọc”, ông Hoàng cho biết.
Trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, ngày 10/8, tại hội trường UBND huyện Thanh Oai, huyện đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đối với 68 thửa tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao.
Theo đó, tổng số 68 lô đất này có 1.600 người tham gia, số hồ sơ dự kiến là 7.000 bộ. Diện tích của mỗi thửa đất dao động từ 60-85 m2, mức giá khởi điểm rơi vào khoảng 8,6-12,5 triệu đồng/m2.
Kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất gần 101 triệu đồng/m2, lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2. Như vậy, so với giá khởi điểm, giá lô thường cao gấp 5-6,4 lần, lô góc cao gấp 8 lần.
Theo lịch sử giao dịch giá của Property Guru Việt Nam tổng hợp qua tin bài rao bán, giá khu vực Tiền Yên (Hoài Đức) đang ở mức trung bình 43 triệu đồng/m2, tăng 10 triệu/m2 so với quý I. Các xã lân cận rao bán nhiều cũng ở ngưỡng tương tự, ví dụ như Vân Côn 41 triệu đồng/m2, Đức Thượng 62 triệu đồng/m2. |
Đó là khẳng định của ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại Hội thảo “Động lực mới, cơ hội, thách thức từ Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan” được tổ chức sáng nay.
Tổng hợp số liệu từ 60/63 Sở Xây dựng các địa phương có báo cáo cho thấy, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ đạt 25.885 giao dịch thành công, chỉ bằng 72,2% so với quý I/2024, bằng 87,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Mặc dù đã tăng giá 80% trong suốt 4 năm qua, tuy nhiên, giá rao bán đất trung bình trong quý II/2024 tại địa phương này cũng chỉ khoảng 27 triệu đồng/m2. Tại các xã lân cận, mức giá rao bán đất phổ biến cũng chỉ dao động từ 20-30 triệu đồng/m2.
7 tháng đầu năm 2024, các khoản thu từ nhà và đất trên địa bàn thành phố đạt 7.941 tỷ đồng, tăng 147,7% so với con số 5.376 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.
Giá căn hộ hiện duy trì ở mức cao trên cả hai thị trường Hà Nội và TP.HCM do nguồn cung hạn chế (nhiều dự án bị trì hoãn do khó khăn về pháp lý) và các dự án mở bán mới trong thời gian qua tập trung ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, đà tăng giá này dự kiến sẽ chậm lại từ năm 2025 trở đi khi nguồn cung bắt đầu phục hồi dần.
Việc nhiều dự án liên tục dời thời gian triển khai bán hàng đã khiến 4 tháng liên tiếp (từ tháng 4-7/2024) phân khúc bất động sản này không ghi nhận nguồn cung mới.
Nguồn cung mới tập trung tại TP.HCM và Bình Dương, lần lượt chiếm 36% và 39% tổng nguồn cung mới toàn thị trường. Hầu hết thuộc phân khúc căn hộ hạng B và C, phân bổ chủ yếu tại khu Đông TP.HCM hay tại TP. Dĩ An thuộc Bình Dương. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ rất thấp.
Nghị định 95/2024/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng các giai đoạn đầu tư dự án xây dựng nhà ở, trình tự triển khai các dự án theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian các dự án nhằm đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia phát triển nhà ở.
Thời gian tới, tại 2 đô thị đặc biệt, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn khó. Hiện số lượng nhà ở xã hội đăng ký mục tiêu phát triển nhà ở năm 2024 tại 2 thành phố này rất nhỏ.
Trong quý ghi nhận một số giao dịch M&A lớn, gồm: Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) mua lại 25% cổ phần trong dự án Paragon Đại Phước rộng 45,5 ha từ Tập đoàn Nam Long (Việt Nam) với giá khoảng 26 triệu USD…