Thông tin được Bộ Xây dựng cho biết tại Báo cáo Thị trường bất động sản quý II/2024 vừa được phát hành.
Theo báo cáo trên, trong quý II vừa qua, cả nước có 9 dự án nhà ở thương mại với quy mô khoảng 5.005 căn hoàn thành, bằng 90% so với quý I/2024 và 128,57 so với cùng kỳ năm 2023.
Số dự án được cấp phép mới có 19 dự án với quy mô khoảng 10.230 căn, tương đương quý I/2024 và bằng 126,67% so với cùng kỳ năm 2023.
Số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai có 50 dự án với quy mô khoảng 13.167 căn, bằng 131,58% với quý I/2024 và 106,38% so với cùng kỳ năm 2023.
Về giao dịch, tổng hợp số liệu từ 60/63 Sở Xây dựng các địa phương có báo cáo cho thấy, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ đạt 25.885 giao dịch thành công. Lượng giao dịch đất nền có 124.991 giao dịch thành công.
“Lượng giao dịch thuộc loại hình căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong quý II có xu hướng giảm chỉ bằng 72,2% so với quý I/2024, bằng 87,08% so với cùng kỳ năm 2023; lượng giao dịch đất nền bằng 127,9% so với quý I/2024 và bằng 185,8% so với cùng kỳ năm 2023”, báo cáo nêu.
Theo báo cáo, trong quý II vừa qua, khảo sát và tổng hợp báo cáo của một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM cho thấy, giá căn hộ chung cư tăng trung bình khoảng từ tăng 5-6,5% trong quý II và 25% theo năm tùy từng khu vực và vị trí.
Tại TP. Hà Nội, theo khảo sát, trong quý II giá rao bán một số dự án căn hộ chung cư trên thị trường có sự tăng giá cao, gồm: Khu đô thị Royal City tăng 33%; The Pride 33%, Mỹ Đình Sông Đà - Sudico tăng 32%; Vinhomes West Point tăng 28%.
Một số khu đô thị đã cũ như Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, giá chung cư cũng tăng 25%; khu chung cư tái định cư tại Nam Trung Yên có mức tăng 20%....
Tại thị trường thứ cấp, giá rao bán tại một số dự án có mức độ tăng giá bình quân cao trong quý như: 249A Thụy Khuê (Tây Hồ) tăng khoảng 12,1% (lên mức 55,8 triệu đồng/m2), D’. El Dorado II (Tây Hồ) tăng khoảng 9,6% (lên mức 80,6 triệu đồng/m2), Vinata Tower (Cầu Giấy) tăng khoảng 9,9% (lên mức 53,1 triệu đồng/m2), Vinhomes D'Capitale (Cầu Giấy) tăng khoảng 13,9% (lên mức 74,1 triệu đồng/m2), Thống Nhất Complex (Thanh Xuân) tăng khoảng 12,5% (lên mức 59,9 triệu đồng/m2), Eco Lake View (Hoàng Mai) tăng khoảng 13,5% (lên mức 48,1 triệu đồng/m2).
Tại TP.HCM, thị trường căn hộ chung cư trong quý II/2024 cũng không nằm ngoài xu thế tăng giá. Cụ thể, giá rao bán căn hộ chung cư TP.HCM phân khúc trung cấp (giá 35-55 triệu đồng/m2) tăng 2%; cao cấp (giá trên 55 triệu đồng/m2) tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngoài ra, giá bán của các dự án chung cư đã qua sử dụng cũng có xu hướng tăng, nhất là khu vực nội thành. Điển hình như dự án căn hộ chung cư City Garden (quận Bình Thạnh) rao bán trung bình 85 triệu đồng mỗi m2, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái; dự án Antonia (quận 7) và Masteri Thảo Điền (quận 2) lần lượt tăng 11% và 10%.
Tại thị trường thứ cấp, giá rao bán tại một số dự án có mức độ tăng giá bình quân cao trong quý như: Masteri Thảo Điền (Quận 2) tăng khoảng 6,1% (lên mức 77 triệu đồng/m2), Eco Green Sài Gòn (Quận 7) tăng khoảng 6,8% (lên mức 61,1 triệu đồng/m2), Jamona Heights (Quận 7) tăng khoảng 5,9% (lên mức 42,6 triệu đồng/m2), The Antonia (Quận 7) tăng khoảng 7,2% (lên mức 82,6 triệu đồng/m2).
“Giá bán chung cư tăng không chỉ ở những dự án mới mở bán mà còn ở nhiều căn hộ cũ, đã được qua sử dụng nhiều năm. Tuy nhiên, tình trạng này cũng chỉ xảy ra trong một giai đoạn ngắn, đồng thời có dấu hiệu chững lại vào cuối quý do giá đã ở mức cao và tâm lý người mua đang ở trạng thái chờ đợi”, Bộ Xây dựng nhận định./.
Mặc dù đã tăng giá 80% trong suốt 4 năm qua, tuy nhiên, giá rao bán đất trung bình trong quý II/2024 tại địa phương này cũng chỉ khoảng 27 triệu đồng/m2. Tại các xã lân cận, mức giá rao bán đất phổ biến cũng chỉ dao động từ 20-30 triệu đồng/m2.
7 tháng đầu năm 2024, các khoản thu từ nhà và đất trên địa bàn thành phố đạt 7.941 tỷ đồng, tăng 147,7% so với con số 5.376 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.
Giá căn hộ hiện duy trì ở mức cao trên cả hai thị trường Hà Nội và TP.HCM do nguồn cung hạn chế (nhiều dự án bị trì hoãn do khó khăn về pháp lý) và các dự án mở bán mới trong thời gian qua tập trung ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, đà tăng giá này dự kiến sẽ chậm lại từ năm 2025 trở đi khi nguồn cung bắt đầu phục hồi dần.
Việc nhiều dự án liên tục dời thời gian triển khai bán hàng đã khiến 4 tháng liên tiếp (từ tháng 4-7/2024) phân khúc bất động sản này không ghi nhận nguồn cung mới.
Nguồn cung mới tập trung tại TP.HCM và Bình Dương, lần lượt chiếm 36% và 39% tổng nguồn cung mới toàn thị trường. Hầu hết thuộc phân khúc căn hộ hạng B và C, phân bổ chủ yếu tại khu Đông TP.HCM hay tại TP. Dĩ An thuộc Bình Dương. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ rất thấp.
Nghị định 95/2024/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng các giai đoạn đầu tư dự án xây dựng nhà ở, trình tự triển khai các dự án theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian các dự án nhằm đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia phát triển nhà ở.
Thời gian tới, tại 2 đô thị đặc biệt, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn khó. Hiện số lượng nhà ở xã hội đăng ký mục tiêu phát triển nhà ở năm 2024 tại 2 thành phố này rất nhỏ.
Trong quý ghi nhận một số giao dịch M&A lớn, gồm: Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) mua lại 25% cổ phần trong dự án Paragon Đại Phước rộng 45,5 ha từ Tập đoàn Nam Long (Việt Nam) với giá khoảng 26 triệu USD…
Việc điều chỉnh bảng giá đất gồm 7 bước. Hiện tại, Sở đã hoàn thành 6 bước, toàn bộ dữ liệu của đơn vị tư vấn thu thập trên toàn địa bàn đã được cân chỉnh lại và chuyển cho tổ giúp việc của HĐND TP.HCM xem xét, thẩm định.
Để thị trường bất động sản thực sự ổn định và phát triển trở lại, rất cần một chữ “thông”, trong đó đặc biệt cần thiết phải “thông cầu, thông cung” để cung và cầu bất động sản bị tắc nghẽn hiện nay có thể gặp nhau, thị trường mới “đổi sắc”.