Từ 1/8 đến nay, khi Luật Đất đai mới có hiệu lực, khu vực tiếp nhận thủ tục đất đai ở UBND các quận, huyện của TP.HCM, gồm: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, TP. Thủ Đức... rất đông đúc người dân đi nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, xin tách thửa hay chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hầu hết trong số này đều muốn hoàn tất sớm hồ sơ trước khi thành phố áp bảng giá đất mới. Lúc đó, thuế phí chuyển đổi đất có thể tăng từ vài trăm triệu đồng lên vài tỷ đến vài chục tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ghi nhận các hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất của người dân nộp từ ngày 1/8 đều đang bị “treo”.
Liên quan đến việc này, trong văn bản vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề nghị xem xét và có văn bản giải thích luật đối với khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 để các địa phương thống nhất cách hiểu và dễ thực thi, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, đến thời điểm hiện nay, mới chỉ có duy nhất TP.HCM công bố thông tin về Dự thảo Bảng giá đất áp dụng từ ngày 01/08/2024 đến ngày 31/12/2024.
Việc này được Sở Tài nguyên và Môi trường giải thích lý do theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024, từ 1/8 sẽ không còn quy định về hệ số điều chỉnh giá đất và phải cập nhật giá đất tái định cư. Do đó, nếu không ban hành Bảng giá đất điều chỉnh sẽ dẫn đến tắc nghẽn công tác xác định nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư.
Theo HoREA, đây là “cách hiểu” của Sở Tài nguyên và Môi trường về nội dung của khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 quy định “Bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025; trường hợp cần thiết UBND tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương”.
Trong lúc, “cách hiểu” của Hiệp hội về nội dung của khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 là “Bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 và cả hệ số điều chỉnh giá đất theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 44/2014/NĐ-CP và Nghị định 45/2014/NĐ-CP được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết, UBND tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương mà nội dung điều chỉnh có thể điều chỉnh tại một vị trí đất hoặc một số vị trí đất hoặc tất cả các vị trí đất theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định 44/2014/NĐ-CP”.
Theo HoREA, hiện tất cả các hồ sơ tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố đều bị dừng thực hiện thủ tục tính tiền sử dụng đất tại cơ quan thuế để chờ quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc có hay không ban hành Bảng giá đất điều chỉnh và thời điểm áp dụng (nếu có).
“Hiệp hội rất chia sẻ và đồng cảm với Sở Tài nguyên và Môi trường về trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về quản lý đất đai và quan ngại về việc có thể dẫn đến rủi ro pháp lý cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thi hành công vụ do quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 có thể chưa đủ độ rõ để các địa phương thống nhất cách hiểu, dễ hiểu, dễ thực hiện. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên xem xét giải thích luật đối với nội dung khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 để các địa phương thống nhất cách hiểu, dễ thực thi và để người dân yên tâm, có thêm thời gian 1 năm rưỡi (từ nay đến ngày 31/12/2025) để chuẩn bị tài chính và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”, HoREA kiến nghị./.
Trước đó, trong lần mở hồ sơ đăng ký hồi cuối tháng 1/2024, Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco cũng là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.
Tính đến ngày 20/7/2024, “ông lớn” ngân hàng quốc doanh này chỉ có duy nhất một nhà đầu tư nắm hơn 1% vốn điều lệ là Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore.
Giá căn hộ hiện duy trì ở mức cao trên cả hai thị trường Hà Nội và TP.HCM do nguồn cung hạn chế (nhiều dự án bị trì hoãn do khó khăn về pháp lý) và các dự án mở bán mới trong thời gian qua tập trung ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, đà tăng giá này dự kiến sẽ chậm lại từ năm 2025 trở đi khi nguồn cung bắt đầu phục hồi dần.
Việc nhiều dự án liên tục dời thời gian triển khai bán hàng đã khiến 4 tháng liên tiếp (từ tháng 4-7/2024) phân khúc bất động sản này không ghi nhận nguồn cung mới.
Tổng diện tích đất sử dụng thực hiện dự án là 344.481 m2 (khoảng 34,44 ha) tại xã Mê Linh và Đại Thịnh (huyện Mê Linh). Dự kiến, dự án có quy mô dân số khoảng 3.000 người. Vốn đầu tư khoảng 2.614,79 tỷ đồng.
Trường hợp thuộc diện được miễn Giấy phép xây dựng thì trước khi xây dựng nhà ở, cá nhân phải có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở được xây dựng;
Ngoài các dự án đủ điều kiện mở bán, hiện Hải Phòng có 3 dự án đang triển khai, gồm: Khu dân cư An Đồng, huyện An Dương có quy mô 775 căn; dự án xây dựng nhà ở xã hội (giai đoạn 1) tại phường Tràng Cát, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, quy mô 4.004 căn…
Nguồn cung mới tập trung tại TP.HCM và Bình Dương, lần lượt chiếm 36% và 39% tổng nguồn cung mới toàn thị trường. Hầu hết thuộc phân khúc căn hộ hạng B và C, phân bổ chủ yếu tại khu Đông TP.HCM hay tại TP. Dĩ An thuộc Bình Dương. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ rất thấp.
Ngân hàng Nhà nước đang xin ý kiến với các bộ, ban, ngành liên quan đến hồ sơ dự thảo Tờ trình, Nghị quyết điều chỉnh nội dung Chương trình 120.000 tỷ đồng tại Nghị quyết số 33/NQ-CP theo hướng giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng mua từ 3-5%.
Sau khi kiểm tra thực địa công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật của dự án, hệ thống phòng cháy, chữa cháy… Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai thông báo 1.727 thửa đất thuộc dự án đủ điều kiện chuyển nhượng.