Như chúng tôi đã đưa tin, sáng ngày 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm từ 1/8/2024.
Liên quan đến việc này, tại Hội thảo: “Chính sách mới - Trợ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển” do Báo Tiền Phong tổ chức ngày hôm qua (28/6), lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Xây dựng đã chia sẻ hàng loạt điểm mới của các luật có hiệu lực từ 1/8.
Điểm chung của các luật là đảm bảo phù hợp tình hình thực tế, tháo gỡ tồn tại, hạn chế
Trình bày tham luận tại hội thảo, ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, chưa bao giờ chúng ta có được sự đồng thuận của các cơ quan trung ương và địa phương như hiện nay. Điều này thể hiện sự quyết tâm trong việc ban hành các chính sách để tháo gỡ các khó khăn. Tất cả vì mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để các dự án được triển khai, thúc đẩy dòng vốn và thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch.
Mặt khác, cùng lúc Nhà nước cũng sửa đồng bộ 4 luật liên quan đến phát triển nhà ở, thị trường bất động sản, đất đai… Ông Hải khẳng định đây là hành động thể hiện sự quyết tâm và đồng bộ của pháp luật và tác động trực tiếp, trực diện đến các dự án nhà ở, bất động sản, đất đai, tín dụng.
Thông tin một số điểm mới, tác động đến thị trường, ông Hoàng Hải cho biết vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Tín dụng. Điểm chung của các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong các luật này là nhằm đảm bảo phù hợp tình hình thực tế, tháo gỡ tồn tại, hạn chế; bảo đảm tính hợp hiến, thống nhất, đồng bộ giữa các luật này với các luật khác có liên quan để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cải cách thủ tục hành chính, chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế, thúc đẩy phát triển thị trường nhà ở và thị trường bất động sản.
Đối với Luật Kinh doanh Bất động sản, theo ông Hoàng Hải một điểm mới nổi bật là các cá nhân kinh doanh quy mô nhỏ, dưới quy mô nhỏ thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.
Bên cạnh đó, luật cũng thể hiện tính thống nhất và bổ sung, làm rõ các khái niệm pháp lý quan trọng. Trong đó, quy định rõ các công trình xây dựng được đưa vào kinh doanh liên quan đến bất động sản, du lịch, nghỉ dưỡng, y tế, thể thao, văn hóa để có ứng xử phù hợp. Ngoài ra, cũng làm rõ về condotel, officetel… nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho việc đầu tư, kinh doanh các sản phẩm.
Luật này cũng tăng sự công khai, minh bạch về thông tin dự án, giúp người mua có khả năng tiếp cận nhiều hơn các thông tin sạch, nâng cao việc bảo vệ người mua, giảm rủi ro tranh chấp.
Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, hiện luật mới cũng quy định các dự án khi đưa vào kinh doanh phải công khai thông tin, điều mà trước đây không có. Cùng với đó là bổ sung rõ các hành vi cấm cũng được quy định chặt chẽ hơn, hay việc mở rộng quyền kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài…
Luật Đất đai có 80 điểm mới
Tham luận về những nội dung mới của Luật Đất đai, ông Nguyễn Đắc Nhẫn, Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật Đất đai 2024 có 180 Điều sửa đổi bổ sung của Luật đất đai năm 2013, trong đó có 80 Điều hoàn toàn mới.
Luật mới quy định trong phân cấp, phân quyền về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng. Hiện nay, giao cho Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định, không cần phải trình Thủ tướng Chính phủ như trước đây, việc này đẩy nhanh tiến độ các dự án, trong đó có dự án bất động sản.
Về Quy hoạch sử dụng đất, Luật Đất đai 2024 thủ tục đơn giản hơn, phân quyền cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thay vì trước đây phải do Quốc hội. Phân cấp, phân quyền trong định giá đất, giao thẩm quyền cho UBND cấp huyện thay vì trước đây do UBND cấp tỉnh.
Theo ông Nhẫn, điểm mới của Luật Đất đai 2024 là quyền của người sử dụng đất. Luật quy định sở hữu nhà ở thông thoáng hơn, trong đó người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đối xử như người ở Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng như nhau. Ngoài ra, đối với người gốc Việt Nam ở nước ngoài không còn quốc tịch có thể nhận quyền sở hữu nhà, quyền thừa kế theo quy định, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất.
Đặc biệt, Luật Đất đai mới quy định, đơn vị công lập được chuyển đổi mục đích sử dụng một phần diện tích trong khu đất đang sử dụng hoặc cho thuê. Quyền thuê trong hợp đồng thuê đất, quyền của người sử dụng đất được chuyển nhượng, được phát sinh khi tổ chức kinh tế thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì khi bán tài sản gắn liền với đất thuê có kèm theo đất, thay vì trước đó nhà nước thu hồi đất, làm các thủ tục tiếp theo mới có thể chuyển nhượng đất.
Theo Luật Đất đai mới, không yêu cầu phải đưa mục đích sử dụng đất trong diện tích đất ở của mỗi hộ gia đình vào diện tích quy hoạch. Đất nông nghiệp nằm trong diện tích đất ở trước đây phải đưa vào quy hoạch sử dụng đất nhưng hiện nay không cần đưa vào mà người sử dụng đất có quyền chuyển đổi mục đích diện tích đó.
Cũng theo ông Nhẫn, theo luật mới, thu hồi đất để xây dựng dự án đầu tư xây dựng đô thị Điều 27 quy định rõ phải đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đấu giá nếu đất sạch, đấu thầu nếu đất phải thu hồi. Muốn đấu giá để sử dụng đất thì phải có quy hoạch, phương án bồi thường, tái định cư phải được cơ quan nhà nước phê duyệt.
“Luật mới đã bỏ khung giá đất, HĐND tỉnh quyết định bảng giá đất. Chế độ sử dụng đất được điều chỉnh theo hướng khơi thông nguồn lực. Ví dụ: Nhà ở phố được kinh doanh, đất nông nghiệp được sử dụng sản xuất. Đất trồng lúa phải sử dụng đất lúa nhưng không giới hạn diện tích. Mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng, kể cả cán bộ cũng được mua trong hạn mức, tới 3 ha; ngoài 3 ha vẫn được nhận chuyển nhượng thêm diện tích nhưng sử dụng đúng mục đích”, ông Nhẫn chia sẻ thêm./.
Sáng ngày 29/6 với hơn 83% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm từ 1/8/2024.
Mức dư nợ 992,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 28% so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM và tăng 2,78% so với cuối năm ngoái, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung trên địa bàn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết các vướng mắc, khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đã được Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại các báo cáo tình hình giải ngân hằng tháng đến nay chưa được giải quyết dứt điểm.
Tính đến cuối tháng 6/2024, lãi suất huy động mức cao nhất lên trên 6%/năm, chủ yếu dành cho kỳ hạn dài, tập trung ở khối ngân hàng tư nhân nhỏ.
6 tháng đầu năm nay, ngành kinh doanh bất động sản hút hơn 2,47 tỷ USD nguồn vốn đầu tư nước ngoài, chiếm gần 16,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 61,5% so với cùng kỳ.
Tính đến tháng 6/2024, giá rao bán trung bình của bất động sản tăng 24% so với đầu năm 2023. Trong khi đó, VNIndex, thể hiện biến động giá cổ phiếu, tăng 19%, giá vàng SJC tăng 17%, tỷ giá USD tăng 8%.
Trong tổng số 712 dự án đã có 410 dự án với tổng diện tích 9089,5 ha đất được đưa ra khỏi danh sách chậm triển khai, tiếp tục giám sát theo quy định của pháp luật, tăng 80 dự án so với cuối năm 2023 (330 dự án).
Ngoài việc chuyển nhượng Khu dịch vụ thương mại rộng 6.533,9m2 thuộc dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques - giai đoạn 1, DIC Corp cũng thông qua việc bán vốn tại 2 công ty và giải thể 1 công ty con.
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 3186/QĐ-UBND ngày 20/6/2024 về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất H2CC2.