Theo đó, Techcombank điều chỉnh giảm lãi suất các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cho biểu lãi suất huy động trực tuyến dành cho tài khoản tiết kiệm mới dưới 1 tỷ đồng. Lãi suất kỳ hạn 12-36 tháng giảm 0,1%/năm, từ mức 4,95% xuống còn 4,85%/năm.
Đối với các khoản tiền gửi lớn hơn, từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng và từ 3 tỷ đồng trở lên, mức giảm tương tự cũng được áp dụng.
Đáng chú ý, lãi suất cao nhất hiện nay tại Techcombank là 4,95%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 12-36 tháng với giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên.
Mức lãi suất huy động cho các kỳ hạn ngắn hơn vẫn được giữ nguyên. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng là 3,25%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng là 3,45%/năm, và kỳ hạn 6-11 tháng đang ở mức 4,55%/năm.
Đây là lần đầu tiên Techcombank điều chỉnh lãi suất huy động sau hơn một tháng, trước đó ngân hàng này đã hai lần tăng lãi suất trong tháng 8.
Ngược chiều với Techcombank, trong tuần đầu tháng 10 có 3 ngân hàng tăng lãi suất huy động là LPBank, Bac A Bank và Eximbank.
Trước đó, trong tháng 9, có 12 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi, con số thấp nhất trong 5 tháng gần đây.
Diễn biến này báo hiệu tháng 10 sẽ không có nhiều biến động trên thị trường lãi suất huy động, trong bối cảnh các ngân hàng cố gắng không tăng lãi suất tiền gửi nhằm có thêm dư địa giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng phục hồi sau cơn bão số 3 vừa qua.
Phát biểu tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định các giải pháp chính sách của hoạt động ngân hàng đều hướng đến doanh nghiệp và người dân là trung tâm.
“Mỗi khi nền kinh tế khó khăn, người dân và doanh nghiệp gặp khó, hệ thống ngân hàng đều quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, đặc biệt như đại dịch Covid-19 hay trước nhiều biến động thời gian qua. Cụ thể, cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi, phí đối với doanh nghiệp... ”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.
Các ngân hàng thương mại đã dành nguồn lực tài chính, bố trí khoảng 60 nghìn tỷ đồng để giảm lãi và phí cho doanh nghiệp, dù thực tế các tổ chức tín dụng không được chính sách hỗ trợ tài chính nào.
Với vai trò là cơ quan quản lý tiền tệ và các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước muốn giảm lãi suất thấp, cung ứng đầy đủ tín dụng nhưng sứ mệnh của cơ quan này là phải góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, suy cho cùng cũng vì môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Đại diện Ngân hàng Nhà nước mong doanh nghiệp chia sẻ./.
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản,…
Theo báo cáo, trong 9 tháng đầu năm nay, các khoản thu từ nhà, đất trên địa bàn thành phố đạt 10.632 tỷ đồng, tăng gần 160% so với con số 6.648 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) mới đây đã có văn bản gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM công bố thông bất thường về việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng trong nửa cuối năm nay được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực, MB hiện muốn huy động 3.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu để tăng vốn cấp 2 và cho vay khách hàng.
9 tháng năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố ước đạt gần 200.000 tỷ đồng, chiếm 60,3% trong tổng số doanh thu dịch vụ khác, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/9/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 4,38 tỷ USD (tăng hơn 1 tỷ USD so với con số được đưa ra vào cuối tháng 8/2024 - người viết), chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.
Việc thu hút nguồn vốn trong nhân dân để phục vụ hai dự án nêu trên, có thể thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ với mức lãi suất hấp dẫn để khuyến khích người dân tham gia.
Luật các tổ chức tín dụng có những điều khoản cần xem lại như việc xác định chủ thể quản lý tài sản đảm bảo là bất động sản trong phát hành trái phiếu, do ngân hàng không còn được phép thực hiện vai trò này, trong khi Luật Đất đai cho phép thế chấp, nhưng chưa có hướng dẫn, khiến việc huy động trái phiếu có tài sản đảm bảo là bất động sản gặp khó.
Tiền gửi của cư dân vào ngân hàng tiếp tục tăng, mặc dù lãi suất huy động giảm sâu; ngược lại, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào ngân hàng lại có chiều hướng giảm.
Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 81.528 tỷ đồng. 43,9% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 35.758 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với gần 8.500 tỷ đồng.