Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (mã SJF) mới đây công bố nghị quyết thông qua phương án góp vốn vào Công ty cổ phần Hạ tầng staBOO Việt Nam.
Cụ thể, Đầu tư Sao Thái Dương dự kiến góp thêm 200 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Hạ tầng staBOO Việt Nam. Thời gian thực hiện trong quý III/2024. Dự kiến sau khi được góp thêm vốn, vốn điều lệ của Hạ tầng staBOO Việt Nam sẽ được nâng từ 36 tỷ đồng lên 236 tỷ đồng, trong đó Đầu tư Sao Thái Dương sở hữu 84,75% vốn.
Đầu tư Sao Thái Dương công bố kế hoạch đầu tư 200 tỷ đồng vào Hạ tầng staBOO Việt Nam trong bối cảnh hoạt động kinh doan không mấy khả quan. Trong hai năm 2022-2023, công ty lỗ sau thuế lần lượt là 32,3 tỷ đồng và gần 327 tỷ đồng.
Gần nhất, trong quý II/2024, công ty báo lỗ sau thuế 4,5 tỷ đồng và lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, công ty lỗ sau thuế 8,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ cũng lỗ sau thuế 6,7 tỷ đồng.
Việc lỗ liên tiếp trong 2 năm 2022-2023 và nửa đầu năm 2024 đã khiến lỗ lũy kế của công ty đến ngày 30/6/2024 là hơn 320 tỷ đồng. Tuy nhiên, Đầu tư Sao Thái Dương cho biết, nguồn vốn để thực hiện góp vốn vào Hạ tầng staBOO Việt Nam sẽ được sử dụng từ nguồn thu hồi các khoản cho vay khác. Ghi nhận tại báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024, tại thời điểm 30/6/2024, Đầu tư Sao Thái Dương đang có 253 tỷ đồng cho vay ngắn hạn và hơn 291 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khác.
Hạ tầng staBOO Việt Nam được thành lập ngày 24/8/2022, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và có trụ sở chính tại tầng 8, tòa nhà SIMCO Sông Đà, Tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP. Hà Nội. Công ty có vốn điều lệ khi mới thành lập là 36 tỷ đồng với 3 cổ đông sáng lập, gồm ông Nguyễn Trọng Nghĩa sở hữu 51%, ông Bùi Trung Hạnh sở hữu 48% và ông Phan Văn Hưng sở hữu 1% còn lại.
Đáng chú ý, cổ đông lớn nhất của Hạ tầng staBOO Việt Nam - ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trước đó còn được biết đến với vai trò là Thành viên HĐQT của Đầu tư Sao Thái Dương trong giai đoạn từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2024. Vào ngày 27/5/2024, ông Nghĩa đã có đơn xin từ nhiệm chức vụ này vì lý do cá nhân.
Tại Hạ tầng staBOO Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Nghĩa hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật. Công ty còn có một người đại diện pháp luật khác là Giám đốc Nguyễn Văn Hiếu.
Ngoài ra, ông Nguyễn Trọng Nghĩa và ông Nguyễn Văn Hiếu còn đang là đại diện pháp luật của Công ty cổ phần staBOO Thanh Hoá; đại diện chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ HXS Vina tại Bắc Giang.
Về Công ty cổ phần staBOO Thanh Hóa, đây là doanh nghiệp mới thành lập vào tháng 2/2024 và là nhà đầu tư của dự án nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa với vốn đầu tư lên tới gần 3.200 tỷ đồng.
Công ty này có trụ sở chính đặt tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa và có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất ván ép từ tre, sản xuất, mua, bán các sản phẩm từ tre./.
Sau khi các ngân hàng công khai danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ, nhiều “đại gia” bất động sản là cổ đông lớn của các ngân hàng đã xuất hiện.
Khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Việc đóng ngân sách Nhà nước thể hiện tinh thần phụng sự xã hội của các doanh nghiệp, hướng đến kinh tế phát triển bền vững.
Việc phải chuyển nhượng cổ phần công ty liên kết, đồng thời đi vay nợ cả nghìn tỷ đồng để triển khai dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn nhưng vẫn ráo riết chuẩn bị triển khai một loạt các dự án lớn khác, đang đặt ra dấu hỏi về năng lực tài chính của Everland.
Chiều ngày 13/8, trao đổi với người viết, đại diện Tập đoàn Mường Thanh xác nhận đã chính thức tiếp quản Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai từ Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai.
Đến thời điểm này đã có hơn 1.100 trên tổng số 1.219 doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý II, chiếm 99% vốn hóa toàn thị trường.
Hết quý II vừa qua, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc báo cáo lãi thấp hơn nhiều so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, khoản nợ của doanh nghiệp đã tăng thêm 55% chỉ sau nửa đầu năm 2024.
Tới cuối quý II/2024, nợ vay tài chính của TTC Land là 3.008 tỷ đồng, chiếm 27,7% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 1.892 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 1.116 tỷ đồng.
Hết tháng 6 vừa qua, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP ghi nhận các khoản nợ xấu có xu hướng tăng từ nhiều hãng hàng không khác nhau.
Quý II/2024, Vinamilk ghi nhận doanh thu kỷ lục 16.656 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.695 tỷ đồng, lần lượt tăng 9,5% và 21% so với cùng kỳ năm 2023.
Đến cuối quý II/2024, LDG sở hữu khối tài sản 6.872 tỷ đồng nhưng chỉ còn vỏn vẹn hơn 13 tỷ đồng tiền mặt. Trong khi đó, nợ vay tài chính của công ty đang ở mức 1.260 tỷ đồng và nợ phải trả người bán ngắn hạn hơn 181 tỷ đồng.