Thông tin trên được Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho biết tại Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2024 với tiêu đề “niểm tin đã trở lại?”.
Tại báo cáo trên, DXS-FERI đưa ra số liệu cho biết, trong quý I/2024, toàn quốc có hơn 3.600 sản phẩm nhà ở mới và 45.300 sản phẩm sơ cấp được cung cấp ra thị trường. Tỷ lệ hấp thụ đạt 30%, tăng gần 360% so với quý đầu tiên của năm 2023.
Cụ thể, tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, nguồn cung nhà ở mới đạt gần 2.300 sản phẩm, tổng nguồn cung sơ cấp đạt gần 15.100 sản phẩm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 30-40%, tăng 320% so với quý I/2023.
Tại TP.HCM và phụ cận, nguồn cung mới đạt gần 1.200 sản phẩm, tổng nguồn cung sơ cấp đạt 22.100 sản phẩm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 20-25%, tăng 180% so với cùng kỳ năm 2023.
Miền Trung đạt 80 sản phẩm và 5.600 sản phẩm sơ cấp. Tỷ lệ hấp thụ đạt khoảng 10%, tăng 250% so với quý I/2023.
Về giá, ngoại trừ một số dự án hạng sang có giá bán sơ cấp duy trì xu hướng ổn định; hầu hết giá chào bán mới của các dự án đang ở mức khá hợp lý. Giá bán thứ cấp biến động tăng cục bộ tại một số thị trường; riêng giá bán căn hộ ghi nhận tăng mạnh tại thị trường Hà Nội, từ 2-5%.
Trong quý, các chủ đầu tư đã bắt đầu triển khai dự án mới thông qua các chương trình khởi công xây dựng, kick off, mở bán. Đồng thời, điều chỉnh chính sách bán hàng theo từng giai đoạn của dự án.
Hoạt động M&A, thu gom quỹ đất, liên kết và hợp tác vẫn tiếp diễn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp ngoại. Đặc biệt là các quỹ đất quy mô lớn, phù hợp để phát triển dự án khu đô thị hoặc bất động sản công nghiệp.
Tỷ lệ doanh nghiệp bất động sản tạm ngừng hoạt động quý I/2024 là 2,9%, so với mức sụt giảm mạnh cùng kỳ năm 2023 là 30,2% cho thấy thị trường đang đi qua giai đoạn khó khăn nhất.
Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới (>900 doanh nghiệp) và số doanh nghiệp quay lại thị trường (>1.000 doanh nghiệp) cho thấy những kỳ vọng tích cực về sự phục hồi của thị trường.
Đáng chú ý, trong quý vừa qua, tỷ lệ nhân sự quay lại ngành bất động sản cũng thuộc nhóm những ngành có sự phục hồi nhanh, bao gồm cả nhân sự môi giới và nhân sự chuyên môn nghiệp vụ.
“Niềm tin thị trường dần chuyển biến tích cực. Tỷ lệ khách hàng đăng ký tham quan dự án, nhà mẫu ước tăng từ 5-7 lần so với cùng kỳ quý I/2023”, báo cáo cho biết.
3 kịch bản của thị trường bất động sản nhà ở quý II/2024
Đề cập đến triển vọng thị trường bất động sản quý II, chuyên gia Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) dự báo, thị trường bất động sản quý II/2024 đối với phân khúc bất động sản nhà ở có thể rơi vào một trong các kịch bản lý tưởng, kỳ vọng hay thách thức.
Cụ thể, trong kịch bản lý tưởng, nguồn cung tăng 30-40%, lãi suất thả nổi từ 8-10%, giá bán tăng 10-20%, tỷ lệ hấp thụ đạt 40-50%.
Với kịch bản kỳ vọng, nguồn cung tăng 20-30%, đồng thời lãi suất thả nổi từ 9-11%, giá bán tăng 3-5%, tỷ lệ hấp thụ đạt 30-35%.
Trong kịch bản thách thức, nguồn cung tăng 10-20%, lãi suất thả nổi từ 10-12%, giá bán đi ngang, tỷ lệ hấp thụ đạt 25-30%.
Dựa trên các dữ liệu phân tích thị trường tính đến ngày 31/3/2024, chuyên gia DXS-FERI nghiêng về kịch bản kỳ vọng. Theo đó, thị trường bất động sản quý II/2024 sẽ có nguồn cung mới tăng khoảng 20-30%, giá bán cũng tăng nhẹ 3-5%, và tỷ lệ hấp thụ chung đạt từ 30-35%.
Quý II/2024, về tổng thể, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều trên các phân khúc, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam đang vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, bắt đầu ghi nhận những động thái tích cực nhiều hơn về tổng cung bất động sản. Theo đó, tất cả các loại hình bất động sản đều ghi nhận có sự cải thiện về nguồn cung mới.
Đối với bất động sản nhà ở, quý II/2024, ước tính nguồn cung mới tăng thêm khoảng 25% so với quý I/2024, chủ yếu là từ các dự án đã mở bán hoặc đã khởi công trong giai đoạn trước đó. Dự kiến nguồn cung sản phẩm mới (chỉ thống kê từ các dự án đã có kế hoạch mở bán) vào khoảng 4.500 sản phẩm, đưa tổng nguồn cung tích lũy của toàn thị trường quý II/2024 lên 45.200 sản phẩm.
“Nguồn cung tăng giúp cho khách hàng có thêm đa dạng sự lựa chọn và cũng góp phần cải thiện mức hấp thụ cũng như tình hình giao dịch chung trên thị trường”, báo cáo nhận định./.
Nguồn cung đất đấu giá của Hà Nội đang được bổ sung liên tục từ các huyện ngoại thành và tỷ lệ thành công của nhiều cuộc đấu giá lên tới 100% cho thấy sức hấp dẫn của loại hình bất động sản này.
Riêng tại Hà Nội, thị trường chuyển nhượng trong quý I/2024 ước đạt khoảng 15.000-16.000 giao dịch; trong đó, phần lớn đến từ nhà phố thổ cư với hơn 50% lượng giao dịch được ghi nhận.
Sau 6 năm, tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%, vượt cả TP.HCM nơi chung cư tăng giá 55%.
Ghi nhận, đường Vành đai 4 triển khai thi công khiến cho giá đất ven Hà Nội thời gian này sốt trở lại. Có những lô đất đã vọt lên trên ngưỡng 160 triệu đồng/m2.
Trên thị trường bất động sản Sài Gòn, nguồn cung căn hộ đang khan hiếm và dự báo sẽ tiếp tục thiếu hụt thời gian tới. Phần lớn giỏ hàng là các dự án đều thuộc các phân khúc trung, cao cấp và siêu cao cấp.
Nguồn cung sơ cấp hạn chế, nhu cầu thị trường cao, cơ sở hạ tầng phát triển và chất lượng cải thiện đã thúc đẩy sự gia tăng giá bất động sản, theo Savills Việt Nam.
Giá chung cư Hà Nội không ngừng tăng, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt, giá căn hộ tại khu vực Tây Hồ Tây giữ đà tăng ấn tượng, có dự án lên tới 260 triệu/m2.
Ngay khi thị trường bất động sản trên cả nước có dấu hiệu hồi phục thì đất nền tại TP.HCM cũng đã rục rịch tăng mạnh trở lại khiến nhiều chủ đất sẵn sàng “lật kèo” đền cọc để giữ đất lại.
Nếu áp dụng quy định như dự thảo nghị quyết thì các doanh nghiệp thuộc nhóm 30% đương nhiên có lợi thế hơn hẳn so với nhóm 70% doanh nghiệp còn lại, do được thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở có thể chiếm lĩnh thị trường.
Báo cáo mới đây cho thấy dự kiến thị trường bất động sản TP.HCM sẽ có 7.200 căn hộ mới trong năm nay. Dẫu vậy, so với giai đoạn trước, nguồn cung này vẫn duy trì ở mức thấp kỷ lục.