“Hút” nhà đầu tư
Số liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, 2 tháng đầu năm 2024, đất nền và đất dự án là hai loại hình bất động sản có mức độ quan tâm tăng mạnh. Lượng tìm kiếm đất nền tại Hà Nội trong tháng 1/2024 đã tăng 110% và đất dự án tăng 77% so với cùng kỳ năm trước.
Thời điểm tháng 2-3/2024, theo ghi nhận của đơn vị này, thị trường đất đấu giá của Hà Nội cũng khá sôi động khi ghi nhận đông đảo nhà đầu tư quan tâm, đăng ký. Đơn vị cũng dự báo tháng 4, sức nóng của thị trường đất đấu giá vẫn sẽ chưa hạ nhiệt.
Tháng 2/2023, cuộc đấu giá 29 thửa đất tại Đồng Thái (Ba Vì, Hà Nội) đã ghi nhận 90 người tham gia. Hay tại Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) khi đấu giá 33 thửa đất cũng thành công với tỷ lệ 100%, trong đó có lô đất đấu giá cao gấp đôi giá khởi điểm với hơn 60 triệu đồng/m2.
Sang tháng 3, thị trường thời gian qua đã ghi nhận sự quan tâm đặc biệt. Chỉ riêng trong ngày cuối tháng 3/2024, Hà Nội đã tiến hành đấu giá 31 thửa đất thuộc dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu vực Vàn Gợi - Đồng Quân (Viên Sơn, Sơn Tây). Được biết, các thửa đất được đấu giá đều là đất ở đô thị, có thời hạn sử dụng lâu dài diện tích dao động từ 94,1-139,5 m2. Giá khởi điểm được đưa ra từ 28-33 triệu đồng/m2, tương đương mỗi thửa đất có giá từ hơn 2,5 tỷ đồng tới trên 4,6 tỷ đồng.
Hay tại Mê Linh cũng có thông báo tiếp nhận hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất của 4 thửa đất tại điểm X2, Tổ dân phố số 4, thị trấn Quang Minh và 26 thửa đất tại khu Quán Chợ, thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc. Trong đó, 4 thửa đất có diện tích từ 125,08 m2 đến 129,06 m2 với giá khởi điểm từ 26-27 triệu đồng/m2 và 26 thửa đất có diện tích từ 102,00 m2 đến 143,31 m2; giá khởi điểm từ 19-22,5 triệu đồng/m2.
Tại huyện Đông Anh, trong tháng 3/2024, Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 - Quốc gia cũng đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng của 72 thửa đất ở khu LK3 và LK4 thuộc dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Thụy Lâm. Trong đó, khu LK3 có 32 thửa đất, diện tích từ 87,5-167 m2 với giá khởi điểm từ 23,5-24,5 triệu đồng/m2. Khu LK4 có 40 thửa đất, diện tích từ 87,5 đến 144,5 m2 với giá khởi điểm từ 23,5-24,5 triệu đồng/m2.
Anh Tín Trường (một nhà đầu tư đất đấu giá) cho biết, anh cũng như nhiều nhà đầu tư khác cũng dành sự quan tâm đặc biệt với đất đấu giá. Lý do anh Trường đưa ra đó là thời gian qua giá nhà, giá chung cư tại Hà Nội đã có sự tăng giá quá cao. Nếu cùng so về số tiền đầu tư, đổ vào đất nền, trong đó có đất đấu giá sẽ có khả năng sinh lời tốt và bền vững hơn. Bên cạnh đó, đất đấu giá cũng được quy hoạch tốt hơn và vấn đề pháp lý được chú trọng và đảm bảo nên vẫn là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.
“Đất đấu giá cũng có giá khởi điểm sát với giá thị trường, không bị “thổi giá”. Ngoài ra, hầu hết đất đấu giá ở các huyện ngoại thành nên cũng có giá tốt hơn đất ở nội thành, dư địa phát triển còn nhiều nên nhiều nhà đầu tư rất quan tâm tới loại hình này.
Lý giải “sức hút”
Tại Báo cáo và Chỉ số tâm lý người tiêu dùng bất động sản của Batdongsan.com.vn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, có tới 65% người được hỏi cho biết họ vẫn có dự định mua bất động sản trong vòng 1 năm tới. Trong đó, 60% là mua để đầu tư và đất nền vẫn là loại hình được người mua quan tâm.
Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, đất nền ở các khu vực vùng ven có tốc độ phát triển mạnh cả về hạ tầng và đô thị hóa. Chính vì vậy, mức giá loại hình này được ghi nhận là “hời” và còn dư địa tăng trong tương lai nên khá “được lòng” các nhà đầu tư.
Xét về lâu dài, ông Đính cho rằng, sức hút của phân khúc này về lâu dài sẽ khó giảm. Đặc biệt, với tâm lý chuộng nhà gắn liền với đất và nhu cầu tích lũy tài sản và khả năng tăng lợi nhuận ở mức cao nên đất nền, đất đấu giá rất được “để ý”.
Theo thống kê, nguồn cung đất đấu giá tại các huyện vùng ven của Hà Nội sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Chỉ tính riêng huyện Mê Linh, trong năm 2024 dự kiến sẽ đấu giá khoảng 500 thửa đất. Các thửa đất này nằm ở các vị trí rất đắc địa, đón đầu dự án đường Vành đai 4.
Còn theo ông Lê Bảo Long - Giám đốc Chiến lược Batdongsan.com.vn, tư duy “tất đấc tấc vàng” còn thì nhu cầu sở hữu nhà đất, tích lũy tài sản của người Việt còn. Nên không có gì khó hiểu khi đất nền thời gian qua đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng, nhà đầu tư.
Có thể thấy, đất các khu đô thị, ven thành phố đang có dấu hiệu bão hòa, tỷ suất sinh lời cũng thấp hơn. Chính vì vậy, để tìm nơi trú ẩn an toàn nhiều nhà đầu tư đã tìm tới đất đấu giá. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạc Hoài Nam - Tổng giám đốc công ty tư vấn Nam Phát lưu ý, các nhà đầu tư cần xác định thời gian chờ từ 3-5 năm hoặc dài hơn. Nên đất dự án sẽ phù hợp với dòng tiền nhàn rỗi, không nên dùng đòn bẩy tài chính.
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư nên lưu ý tới 4 vấn đề bao gồm: Thông tin quy hoạch, sự hiện diện của các chủ đầu tư lớn, tiềm năng tăng giá của khu vực và diễn biến thị trường các năm trước đó để có thể ra quyết định đúng đắn./.
Riêng tại Hà Nội, thị trường chuyển nhượng trong quý I/2024 ước đạt khoảng 15.000-16.000 giao dịch; trong đó, phần lớn đến từ nhà phố thổ cư với hơn 50% lượng giao dịch được ghi nhận.
Sau 6 năm, tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%, vượt cả TP.HCM nơi chung cư tăng giá 55%.
Ghi nhận, đường Vành đai 4 triển khai thi công khiến cho giá đất ven Hà Nội thời gian này sốt trở lại. Có những lô đất đã vọt lên trên ngưỡng 160 triệu đồng/m2.
Trên thị trường bất động sản Sài Gòn, nguồn cung căn hộ đang khan hiếm và dự báo sẽ tiếp tục thiếu hụt thời gian tới. Phần lớn giỏ hàng là các dự án đều thuộc các phân khúc trung, cao cấp và siêu cao cấp.
Nguồn cung sơ cấp hạn chế, nhu cầu thị trường cao, cơ sở hạ tầng phát triển và chất lượng cải thiện đã thúc đẩy sự gia tăng giá bất động sản, theo Savills Việt Nam.
Giá chung cư Hà Nội không ngừng tăng, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt, giá căn hộ tại khu vực Tây Hồ Tây giữ đà tăng ấn tượng, có dự án lên tới 260 triệu/m2.
Ngay khi thị trường bất động sản trên cả nước có dấu hiệu hồi phục thì đất nền tại TP.HCM cũng đã rục rịch tăng mạnh trở lại khiến nhiều chủ đất sẵn sàng “lật kèo” đền cọc để giữ đất lại.
Nếu áp dụng quy định như dự thảo nghị quyết thì các doanh nghiệp thuộc nhóm 30% đương nhiên có lợi thế hơn hẳn so với nhóm 70% doanh nghiệp còn lại, do được thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở có thể chiếm lĩnh thị trường.
Báo cáo mới đây cho thấy dự kiến thị trường bất động sản TP.HCM sẽ có 7.200 căn hộ mới trong năm nay. Dẫu vậy, so với giai đoạn trước, nguồn cung này vẫn duy trì ở mức thấp kỷ lục.
Sau 4 quý liên tiếp tăng trưởng âm trong năm 2023, trải qua quý đầu tiên của năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM đã tăng trưởng dương trở lại.