Thông tin trên được nêu trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, do Thủ tướng chủ trì, sáng 11/7.
Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có đầy đủ cơ sở chính trị (Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị), cơ sở pháp lý (Nghị quyết số 103 của Quốc hội) và cơ sở thực tiễn.
Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận là phải đột phá, đổi mới với tầm nhìn chiến lược, hiện đại, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết 49.
Mục tiêu, yêu cầu là hoàn thành khoảng 1.541 km đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam qua 20 tỉnh, thành phố; thời gian thực hiện trong khoảng 10 năm, phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.
Về giải pháp để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hướng tuyến thuận lợi nhất, ngắn nhất có thể, hiệu quả nhất; lựa chọn tốc độ thiết kế khoảng 350km/h.
Hiện trên trục giao thông Bắc - Nam đã có 3 tuyến đường bộ (gồm Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường bộ cao tốc đang được xây dựng), cùng các tuyến đường biển, hàng không, đường sắt.
Do đó, phải nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao với công năng phù hợp để phát huy thế mạnh bổ sung của các loại hình vận tải. Nghiên cứu theo hướng vận tải hành khách là chủ yếu, kết hợp vận tải hàng hóa nhanh và phục vụ quốc phòng-an ninh khi có nhu cầu, đồng thời tiếp tục cải tạo, nâng cấp đường sắt hiện hữu để vận chuyển hàng hóa.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng về tổng mức đầu tư bảo đảm phù hợp, trong đó lưu ý so với đường sắt tốc độ cao của các nước ở tốc độ, quy mô tương tự và tính đến yếu tố địa hình, địa chất của Việt Nam. Ngoài ra chú ý đến tính toán khả năng thu hồi vốn, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả tài chính, hiệu quả vận tải, logistics, hiệu quả tổng hợp, trực tiếp và gián tiếp…
Từ đó nghiên cứu cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn theo phương thức khác nhau, đa dạng hóa nguồn vốn (vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu, vốn doanh nghiệp…).
Thủ tướng cũng lưu ý cần phương án tổ chức quản lý theo hướng thông minh, hiện đại, số hóa (gồm quản lý kinh doanh vận tải và quản lý kết cấu hạ tầng); đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, hình thành hệ sinh thái để phát triển ngành công nghiệp đường sắt.
Thủ tướng yêu cầu Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục trực tiếp chỉ đạo, Bộ GTVT bổ sung, làm rõ thêm thật thuyết phục các nội dung trên, tiếp tục hoàn thiện đề án, để báo cáo Chính phủ tại phiên họp sắp tới, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong giai đoạn 2022-2024, mặc dù không có nhiều dự án mới nhưng nhờ vào sự phát triển của hạ tầng và lợi tức cho thuê, đặc biệt là ở TP. Thủ Đức đã khiến giá một số dự án chạm ngưỡng 8.000-9.000 USD/m2, gấp 4,5 lần so với thời điểm năm 2014.
Hiện ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank) có thêm TPbank và VPBank đã đăng ký tham gia chương trình với số tiền mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm có khoảng hơn 253.000 giao dịch bất động sản thành công, bằng 110,26% so với 6 tháng cuối năm 2023, tập trung chủ yếu vào phân khúc đất nền.
Theo phê duyệt, phân khu đô thị sinh thái Sườn Đồi có phạm vi thuộc các xã Hòa Ninh - Hòa Sơn - Hòa Nhơn - Hòa Phú, huyện Hòa Vang với diện tích khoảng 2.832 ha. Quy mô dân số phân khu khoảng 194.240 người.
Theo phê duyệt, diện tích khu đất xây dựng dự án rộng khoảng 96,4 ha, hiện trạng chủ yếu là đất nông nghiệp, đất giao thông, thủy lợi nội đồng, đất mặt nước và một phần đất ở chưa giải phóng mặt bằng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 5/7 đã ban hành Quyết định số 283/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) với tổng mức phạt là 157,5 triệu đồng.
Quý II vừa qua, thị trường đất nền các tỉnh phía Nam đón nhận 78 dự án (7 dự án mới) với hơn 6.500 nền đất được giới thiệu đến khách hàng. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 184 nền, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ.
Sau khi thâu tóm SVC Holdings và Sweden Auto, Tasco đã chính thức hoàn thiện hệ sinh thái dựa trên 3 trụ cột chính hạ tầng giao thông và dịch vụ ô tô - bất động sản - dịch vụ tài chính.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp kịp thời, phù hợp, hiệu quả để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024, người dân đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai không quá 5% giá bán, thanh toán lần đầu không quá 30% hợp đồng gồm cả tiền cọc.