Số liệu được Cục Thống kê TP.HCM cho biết tại Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024.
Theo báo cáo trên, trong 9 tháng đầu năm nay, các khoản thu từ nhà, đất trên địa bàn thành phố đạt 10.632 tỷ đồng, tăng gần 160% so với con số 6.648 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.
Trước đó, trong 8 tháng năm 2024, các khoản thu về nhà và đất trên địa bàn thành phố đạt 9.358 tỷ đồng, tăng 155% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, chỉ trong tháng 9 vừa qua, các khoản thu từ nhà và đất ở TP.HCM đã tăng gần 1.300 tỷ đồng so với tháng trước đó.
Đáng chú ý, nguồn thu từ nhà và đất ở TP.HCM duy trì đà tăng mạnh khi trước đó như chúng tôi phản ánh, từ 1/8, khu vực tiếp nhận thủ tục đất đai ở UBND các quận, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, TP. Thủ Đức... đông đúc người dân đi nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, xin tách thửa hay chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hầu hết trong số này đều muốn hoàn tất sớm hồ sơ trước khi thành phố áp bảng giá đất mới. Lúc đó, thuế phí chuyển đổi đất có thể tăng từ vài trăm triệu đồng lên vài tỷ đến vài chục tỷ đồng.
Dù vậy, đa số hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của người dân nộp từ ngày 1/8 (Luật Đất đai 2024 có hiệu lực) đều bị mắc kẹt ở khâu đóng tiền thuế. Các cơ quan thuế quận, huyện và TP. Thủ Đức vẫn tiếp nhận hồ sơ nhưng chưa thể tính tiền sử dụng đất phải nộp vì đang chờ hướng dẫn cách tính thuế mới từ Cục Thuế TP.HCM.
Thống kê của Cục Thuế TP.HCM cho biết, từ ngày 1/8 - 27/8 đơn vị này đã tiếp nhận tổng cộng 8.808 hồ sơ; trong đó, có 346 hồ sơ thu tiền sử dụng đất với trường hợp công nhận quyền sử dụng đất; 277 hồ sơ thu tiền sử dụng đất với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất.
Bên cạnh đó, còn có 5.448 hồ sơ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản và 2.737 hồ sơ thuộc các trường hợp không phát sinh nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ…) nhưng chưa thể giải quyết.
Tuy nhiên, đến ngày 21/9 vừa qua, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan thống nhất trong thời gian chưa ban hành bảng giá đất mới, chấp thuận việc sử dụng bảng giá đất hiện hành để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8/2024 cho đến khi ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/01/2020.
Đồng thời, giao Cục Thuế thành phố theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện giải quyết các hồ sơ đất đai tồn đọng phát sinh từ ngày 1/8/2024 theo quy định pháp luật tính thu nghĩa vụ tài chính, thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản và các khoản thu từ đất).
Sau văn bản trên, Cục Thuế TP.HCM đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu Chi cục trưởng các Chi cục thuế phải ưu tiên, tập trung nguồn lực để giải quyết sớm nhất các hồ sơ đất đai tiếp nhận từ ngày 1/8, làm việc cả các ngày thứ bảy, chủ nhật...
Thông tin mới nhất từ Cục Thuế TP.HCM cho biết, tính đến hết ngày 3/10, các đơn vị thuế trên địa bàn đã hoàn thành việc giải quyết các hồ sơ nghĩa vụ tài chính về đất từ ngày 1/8/2024 đến ngày 21/9/2024, tổng cộng 15.800 hồ sơ.
Số hồ sơ đất đai mới phát sinh từ ngày 23/9 đến ngày 3/10 là 5.088 hồ sơ. Trong đó, Cục Thuế TP.HCM đã giải quyết xong 3.188 hồ sơ đất đai, hiện còn 1.970 hồ sơ còn đang trong thời hạn giải quyết./.
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) mới đây đã có văn bản gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM công bố thông bất thường về việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng trong nửa cuối năm nay được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực, MB hiện muốn huy động 3.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu để tăng vốn cấp 2 và cho vay khách hàng.
9 tháng năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố ước đạt gần 200.000 tỷ đồng, chiếm 60,3% trong tổng số doanh thu dịch vụ khác, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/9/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 4,38 tỷ USD (tăng hơn 1 tỷ USD so với con số được đưa ra vào cuối tháng 8/2024 - người viết), chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.
Việc thu hút nguồn vốn trong nhân dân để phục vụ hai dự án nêu trên, có thể thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ với mức lãi suất hấp dẫn để khuyến khích người dân tham gia.
Luật các tổ chức tín dụng có những điều khoản cần xem lại như việc xác định chủ thể quản lý tài sản đảm bảo là bất động sản trong phát hành trái phiếu, do ngân hàng không còn được phép thực hiện vai trò này, trong khi Luật Đất đai cho phép thế chấp, nhưng chưa có hướng dẫn, khiến việc huy động trái phiếu có tài sản đảm bảo là bất động sản gặp khó.
Tiền gửi của cư dân vào ngân hàng tiếp tục tăng, mặc dù lãi suất huy động giảm sâu; ngược lại, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào ngân hàng lại có chiều hướng giảm.
Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 81.528 tỷ đồng. 43,9% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 35.758 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với gần 8.500 tỷ đồng.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong đầu tháng 10 duy trì sự ổn định, một số ngân hàng có điều chỉnh tăng không đáng kể, dao động ở mức từ 0,1-0,5%.
Mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm, song thực tế các khoản vay mua bất động sản vẫn neo ở mức cao. Đặc biệt, với các khoản vay mới, sau thời gian ưu đãi, mức lãi suất thả nổi tại nhiều ngân hàng có thể lên tới 13%/năm.