UBND TP.HCM vừa có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất. Theo quyết định vừa được UBND TP.HCM ban hành, Chủ tịch UBND TP.HCM ông Phan Văn Mãi làm Chủ tịch hội đồng; Phó chủ tịch UBND TP.HCM ông Bùi Xuân Cường và Giám đốc Sở Tài chính ông Nguyễn Hoàng Hải làm Phó chủ tịch hội đồng. 27 thành viên còn lại là lãnh đạo một số sở ngành, địa phương, ban quản lý.
Hội đồng có nhiệm vụ thẩm định bảng giá đất theo quy định của pháp luật; được sử dụng con dấu của UBND TP để hoạt động. Trong quá trình thẩm định bảng giá đất, hội đồng mời Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và Hội Nông dân TP tham gia phản biện tại các phiên họp của hội đồng.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế quyết định số 4695 năm 2023 của UBND TP về kiện toàn hội đồng hội đồng thẩm định bảng giá đất TP.
Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời báo cáo văn bản cho UBND TP.
Trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, giá đất tại TP.HCM của dự thảo Bảng giá đất mới dự kiến áp dụng từ 1/8 tăng phổ biến từ 10-20 lần so với giá đất của Bảng giá đất hiện hành quy định tại Quyết định 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP.HCM, trong đó có một quận và 4 huyện có mức tăng giá đất tại một số vị trí đất trên 30 lần, cá biệt có một số vị trí đất tại huyện Hóc Môn có mức tăng giá đến 51 lần.
Theo Dự thảo Bảng giá đất thì giá đất cao nhất tại TP.HCM là 810 triệu đồng/m2 của 3 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ quận 1 tăng 5 lần so với giá đất 162 triệu đồng/m2 của Bảng giá đất theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND.
Trước dự thảo trên, ngày 31/7, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản gửi tới lãnh đạo UBND TP.HCM đề xuất lùi thời gian áp dụng bảng giá đất mới do lo ngại sẽ tác động lớn đến hộ gia đình, cá nhân.
Theo HoREA, hiện để thực hiện Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 56/2023/QĐ-UBND ngày 21/12/2023 “quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 trên địa bàn TP.HCM” đã tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên 1 lần.
Theo đó hệ số điều chỉnh giá đất của khu vực I là 3,5 lần (trước đó là 2,5 lần) trong đó có quận 1; khu vực II là 3,3 lần (trước đó là 2,3 lần); khu vực III là 3,1 lần (trước đó là 2,1 lần); khu vực IV là 2,9 lần (trước đó là 1,9 lần); khu vực V là 2,7 lần (trước đó là 1,7 lần) nên giá đất đã được điều chỉnh tăng lên khoảng 1,4 lần đối với khu vực I, II, III và tăng lên khoảng 1,5 lần đối với khu vực IV, V.
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 13/2023/QĐ-UBND ngày 08/03/2023 và Quyết định 11/2024/QĐ-UBND ngày 11/3/2024 quy định về hệ số điều chỉnh giá đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn TP.HCM năm 2023, năm 2024.
“Việc ban hành Dự thảo Bảng giá đất chưa thật cần thiết tại thời điểm hiện nay, bởi lẽ TP.HCM đã có đầy đủ các quy định về Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, nên Bảng giá đất do UBND Thành phố ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 hoàn toàn có thể được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025 theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024”, HoREA nêu trong văn bản.
Liên quan đến việc này, hiện để có thêm thông tin nhằm đánh giá sự quan tâm của người dân và các ý kiến đề xuất liên quan đến dự thảo Bảng giá đất dự kiến áp dụng tại thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đang triển khai khảo sát, thăm dò dư luận xã hội trên mạng internet trong cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và người dân đang sinh sống, làm việc trên địa bàn thành phố.
Thời gian khảo sát: Từ ngày 19/8 đến ngày 23/8 năm 2024./.
Diễn biến và kết quả các phiên đấu giá đất vừa "bất thường", lại vừa "bình thường". Bởi hiện nay, ranh giới phân biệt những việc bình thường và bất thường có vẻ không còn xác định. Điều bất thường đã trở nên bình thường, để rồi cứ ngang nhiên tồn tại “bình thường” một cách bất thường.
Đoàn sẽ kiểm tra những thủ tục về đấu giá, phê duyệt phương án đấu giá, giá khởi điểm... theo quy định pháp luật về đấu giá.
Dự kiến Hà Nội sẽ đón thêm khoảng hơn 100.000 căn hộ mới từ năm 2025 trở đi, cao gấp 10 lần so với nguồn cung chào bán hiện tại. Các sản phẩm này chủ yếu tập trung ở khu vực ngoại ô nên dự báo giá bán tại khu vực này sẽ khó duy trì khả năng tăng nhanh như hiện tại.
Ngày 21/8, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, đã phối hợp với cơ quan Công an xác minh, làm rõ việc một số đối tượng tham gia đấu giá đất với mục đích "đẩy giá" đất nền.
Thời điểm 2 cuộc đấu giá đất ở Thanh Oai và Hoài Đức diễn ra chỉ cách nhau gần 10 ngày và cuộc nào cũng được trả mức giá cao kỷ lục đã gây “choáng váng” cho không ít các nhà đầu tư. Vậy đây là điều bất thường hay bình thường?
Tới 4h30 sáng ngày 20/8, cuộc đấu giá 19 lô đất ở tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) mới kết thúc sau hơn 18 tiếng diễn ra. Kết quả cuối cùng, lô góc được trả giá cao nhất lên tới hơn 133 triệu đồng/m2.
Sáng 19/8, rất đông người dân đến xếp hàng tại nhà thi đấu huyện Hoài Đức để tham gia phiên đấu giá 19 thửa đất xã Tiền Yên. Đã có hơn 700 hồ sơ tham gia đấu giá, nhiều người đến nơi từ 4h sáng để tránh tắc đường.
Ngày 16/8, Công ty đấu giá hợp danh Việt Nam đã phát ra Thông báo số 2250/2024/TB- ĐGVN đấu giá quyền sử dụng 57 thửa đất tại khu vực Đầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội (đợt 1).
Theo chuyên gia, phiên đấu giá đất vừa qua tại Thanh Oai có thể tạo ra mặt bằng giá mới phi thực tế, để lại những hệ lụy tiêu cực về lâu dài, tác động xấu đến quá trình xây dựng bảng giá đất theo giá thị trường.
Theo kế hoạch, phiên đấu giá đợt 1 đối với 57 thửa đất tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai (Hà Nội) sẽ vào ngày mai 17/8. Tuy nhiên, trước phiên đấu giá, đơn vị tổ chức là Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn đã thông báo hoãn và trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng.