Theo thông tin từ công ty Đấu giá hơp danh Trường Sơn, ngày 7/8 vừa qua, đơn vị này có nhận thông báo của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai với nội dung "Dừng triển khai tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất đợt 1 đối với 57 thửa đất tại khu vực Đầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội".
Lý do bởi UBND huyện Thanh Oai xác định lại mức giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với 114 thửa đất trên địa bàn xã Cao Dương theo quyết định của UBND TP. Hà Nội.
Liên quan đến việc này, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Công Quảng, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai cho biết, 57 thửa đất tại xã Cao Dương trước kia được xác định giá khởi điểm theo Nghị định 12. Tuy nhiên, từ ngày 1/8, theo Nghị định 71 thay thế, hệ số K điều chỉnh tăng cao hơn nên cần tạm hoãn để xác định lại giá khởi điểm của 57 lô đất nêu trên.
Theo ông Quảng, dự kiến đầu tháng 9 sau khi xác định xong giá khởi điểm sẽ tiếp tục tiến hành đấu giá 57 thửa đất tại xã Cao Dương.
Trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, ngày 10/8, tại hội trường UBND huyện Thanh Oai, huyện đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đối với 68 thửa tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao.
Theo đó, tổng số 68 lô đất này có 1.600 người tham gia, số hồ sơ dự kiến là 7.000 bộ. Diện tích của mỗi thửa đất dao động từ 60-85 m2, mức giá khởi điểm rơi vào khoảng 8,6-12,5 triệu đồng/m2.
Kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất gần 101 triệu đồng/m2, lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2. Như vậy, so với giá khởi điểm, giá lô thường cao gấp 5-6,4 lần, lô góc cao gấp 8 lần./.
Thông tin từ Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, mặc dù phiên đấu giá tới ngày 19/8 này mới diễn ra nhưng hiện nay đã có 700 bộ hồ sơ với 400 khách hàng đăng ký tham gia.
Đó là khẳng định của ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại Hội thảo “Động lực mới, cơ hội, thách thức từ Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan” được tổ chức sáng nay.
Tổng hợp số liệu từ 60/63 Sở Xây dựng các địa phương có báo cáo cho thấy, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ đạt 25.885 giao dịch thành công, chỉ bằng 72,2% so với quý I/2024, bằng 87,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Mặc dù đã tăng giá 80% trong suốt 4 năm qua, tuy nhiên, giá rao bán đất trung bình trong quý II/2024 tại địa phương này cũng chỉ khoảng 27 triệu đồng/m2. Tại các xã lân cận, mức giá rao bán đất phổ biến cũng chỉ dao động từ 20-30 triệu đồng/m2.
7 tháng đầu năm 2024, các khoản thu từ nhà và đất trên địa bàn thành phố đạt 7.941 tỷ đồng, tăng 147,7% so với con số 5.376 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.
Giá căn hộ hiện duy trì ở mức cao trên cả hai thị trường Hà Nội và TP.HCM do nguồn cung hạn chế (nhiều dự án bị trì hoãn do khó khăn về pháp lý) và các dự án mở bán mới trong thời gian qua tập trung ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, đà tăng giá này dự kiến sẽ chậm lại từ năm 2025 trở đi khi nguồn cung bắt đầu phục hồi dần.
Việc nhiều dự án liên tục dời thời gian triển khai bán hàng đã khiến 4 tháng liên tiếp (từ tháng 4-7/2024) phân khúc bất động sản này không ghi nhận nguồn cung mới.
Nguồn cung mới tập trung tại TP.HCM và Bình Dương, lần lượt chiếm 36% và 39% tổng nguồn cung mới toàn thị trường. Hầu hết thuộc phân khúc căn hộ hạng B và C, phân bổ chủ yếu tại khu Đông TP.HCM hay tại TP. Dĩ An thuộc Bình Dương. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ rất thấp.
Nghị định 95/2024/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng các giai đoạn đầu tư dự án xây dựng nhà ở, trình tự triển khai các dự án theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian các dự án nhằm đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia phát triển nhà ở.
Thời gian tới, tại 2 đô thị đặc biệt, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn khó. Hiện số lượng nhà ở xã hội đăng ký mục tiêu phát triển nhà ở năm 2024 tại 2 thành phố này rất nhỏ.