Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (bao gồm: hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện), hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, đối tượng bị xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.
Phạt tới 200 triệu đồng với trường hợp sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép
Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với từng trường hợp sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Cụ thể, hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp bị phạt tiền từ 2-30 triệu đồng; hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 3-150 triệu đồng; hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 20-200 triệu đồng tùy theo diện tích đất vi phạm.
Nghị định nêu rõ hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì hình thức và mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt tương ứng với quy định trên.
Nghị định quy định hành vi sử dụng các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt từ 20-100 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.
Lấn chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng
Bên cạnh đó, Nghị định quy định rõ mức phạt đối với các hành vi lấn đất và chiếm đất.
Cụ thể, hành vi lấn đất hoặc chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý, được thể hiện trong hồ sơ địa chính thuộc địa giới hành chính của xã hoặc các văn bản giao đất để quản lý bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm. (*)
Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp (không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất) không thuộc trường hợp (*) kể trên mà thuộc địa giới hành chính của xã thì cũng bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.
Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp (*) mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5-200 triệu đồng.
Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp không thuộc trường hợp (*) mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5-200 triệu đồng.
Nghị định quy định rõ đối với hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định ở trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.
Mức phạt từ 10-500 triệu đồng đối với hành vi sử dụng đất mà Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng người được giao đất, cho thuê đất chưa được bàn giao đất trên thực địa.
Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.
Quy định trên có hiệu lực từ ngày 4/10/2024./.
Tính đến ngày 30/9/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 4,38 tỷ USD (tăng hơn 1 tỷ USD so với con số được đưa ra vào cuối tháng 8/2024 - người viết), chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.
Dự kiến tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ có 26 nhà ga được xây dựng trên 20 tỉnh, thành của cả nước, giúp kết nối 19 đô thị có quy mô 500.000 dân trở lên; trong đó có 2 đô thị đặc biệt và 17 đô thị loại 1.
Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 89,1-121,4 m2/thửa, với đơn giá khởi điểm là 12,48 triệu đồng/m2.
Buổi tiếp nhằm thông tin, giải thích, trả lời để người dân hiểu về công tác quy hoạch, trình tự, thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến việc triển khai dự án; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động đầu tư xây dựng, hoạt động giao dịch giữa chủ đầu tư với khách hàng.
Việc thu hút nguồn vốn trong nhân dân để phục vụ hai dự án nêu trên, có thể thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ với mức lãi suất hấp dẫn để khuyến khích người dân tham gia.
Luật các tổ chức tín dụng có những điều khoản cần xem lại như việc xác định chủ thể quản lý tài sản đảm bảo là bất động sản trong phát hành trái phiếu, do ngân hàng không còn được phép thực hiện vai trò này, trong khi Luật Đất đai cho phép thế chấp, nhưng chưa có hướng dẫn, khiến việc huy động trái phiếu có tài sản đảm bảo là bất động sản gặp khó.
Theo Novaland, trên thực tế, Novaland chỉ đóng vai trò là đơn vị phát triển dự án Việt Phát theo yêu cầu của Công ty Tân Thành Long An và không chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý liên quan đến dự án này.
Tiền gửi của cư dân vào ngân hàng tiếp tục tăng, mặc dù lãi suất huy động giảm sâu; ngược lại, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào ngân hàng lại có chiều hướng giảm.
Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 81.528 tỷ đồng. 43,9% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 35.758 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với gần 8.500 tỷ đồng.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong đầu tháng 10 duy trì sự ổn định, một số ngân hàng có điều chỉnh tăng không đáng kể, dao động ở mức từ 0,1-0,5%.