Chân dung tỷ phú Nguyễn Thị Như Loan
Bà Nguyễn Thị Như Loan, sinh năm 1960, quê gốc tại Phú Yên. Khi tham gia kinh tế mới tại Tây Nguyên, bà Loan nhận ra tiềm năng về gỗ tại đây. Với số vốn ít ỏi, bà Như Loan đã thành lập một xưởng sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu.
Tiền thân của Quốc Cường Gia Lai ngày nay xuất phát từ năm 1994 khi bà Loan góp vốn lập nên Công ty xí nghiệp tư doanh Quốc Cường tại Gia Lai.
Từ đó, bà Loan trở thành một trong những "trùm" buôn bán và chế biến gỗ ở Gia Lai.
Khi có đà từ việc kinh doanh gỗ, bà Loan đã mở rộng sang các lĩnh vực khác như cà phê và điều, với hàng trăm lao động.
Chuyển hướng sang kinh doanh phân bón không thuận lợi, bà Loan đã tìm thấy cơ hội trong lĩnh vực bất động sản bằng cách lập ra Công ty TNHH Hoàng Anh, bà Loan bắt đầu hành trình kinh doanh đất đai và sau đó bán cổ phần tại Hoàng Anh để tập trung vào xây dựng đế chế riêng của mình.
Tháng 3/2007, với số vốn điều lệ là 259 tỷ đồng, công ty của bà Loan chính thức chuyển đổi thành CTCP Quốc Cường Gia Lai.
Thừa thắng xông lên, Quốc Cường Gia Lai nhanh chóng trở thành một trong những đại gia bất động sản nổi tiếng, mang về lợi nhuận đáng kể cho bà Nguyễn Thị Như Loan và công ty của mình.
Từ lĩnh vực bất động sản đang nổi bật, bà Nguyễn Thị Như Loan, cùng Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai, đã nhanh chóng mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng. Các chi nhánh đáng chú ý trong lĩnh vực này bao gồm Quốc Cường Đà Nẵng, Nhà Quốc Cường, cùng với các dự án liên kết với thương hiệu nổi tiếng như Sài Gòn Xanh (hợp tác với BIDV) và Giai Việt (hợp tác với Hoàng Anh Gia Lai). Bà cũng là chủ đầu tư cho các dự án thủy điện tiêu biểu tại Tây Nguyên và khai thác nguồn lợi từ nước.
Vào năm 2012, công ty của bà đã xây dựng thành công 3 tổ máy thủy điện Iagrai với công suất lên đến 10,8 MW. Ngoài ra, bà còn mở rộng sang lĩnh vực trồng cao su tại Tây Nguyên, sở hữu hơn 4.000 ha cao su tại huyện Chư PRông và hơn 3000 ha tại Campuchia.
Quốc Cường Gia Lai nhiều năm thua lỗ
Sau thời gian thắng đậm nhờ bất động sản, Quốc Cường Gia Lai đã gặp nhiều khó khăn. Cổ phiếu của CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) của bà Nguyễn Thị Như Loan là một cổ phiếu biến động rất mạnh trong nhiều năm qua, tăng, giảm nhiều lúc lên tới 5-7 lần. Trong hơn thập kỷ, QCG liên tục dính lùm xùm, tai tiếng, từ những dự án liên quan tới đất công, việc chậm giải phóng mặt bằng, dự án bị khách hàng kiện tụng, cho tới việc ít trả cổ tức, cổ phiếu thất thường…
QCG ghi nhận những đợt tăng, giảm với biên độ rộng hiếm có trên thị trường chứng khoán.
Từ tháng 10/2016 tới tháng 3/2017, cổ phiếu QCG vọt từ mức hơn 3.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) lên mức hơn 24.000 đồng/cp, rồi sau đó lao dốc về mức 4.500 đồng hồi tháng 10/2018
Từ mức khoảng 6.000 đồng/cp hồi tháng 7/2021 vọt lên mức 21.600 đồng/cp vào giữa tháng 1/2022.
Kể từ 2010 tới nay, cổ phiếu QCG đã có 2 lần tăng vọt lên khoảng 25.000-30.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) và cũng có 3 lần xuống quanh ngưỡng 5.000 đồng/cp.
Trong phiên giao dịch sáng 19/7, cổ phiếu QCG giảm sàn 7% xuống 9.070 đồng/cp. Dư bán sàn tới cuối giờ sáng lên tới hơn 2,7 triệu đơn vị. Trước đó, cổ phiếu này có nhiều phiên giảm sàn và gần sàn.
Hồi tháng 8/2020, bà Nguyễn Thị Như Loan cũng đã thôi kiêm nhiệm chức danh chủ tịch (chỉ còn làm TGĐ) sau khi con trai là ông Nguyễn Quốc Cường rời QCG và phát triển các dự án riêng.
Trước đó, tháng 11/2018, ông Nguyễn Quốc Cường đã rút khỏi tất cả vị trí tại QCG.
Mặc dù bà Loan không còn làm chủ tịch và con trai rút khỏi QCG nhưng nhà bà Loan còn nắm giữ khoảng 55% cổ phần tại QCG. Người thay bà Loan nắm giữ chức danh Chủ tịch HĐQT là ông Lại Thế Hà. Ông Hà được biết đến là một cổ đông lâu năm, gắn bó với Quốc Cường Gia Lai từ khi đây mới là một xí nghiệp tư nhân ở Gia Lai.
Bà Loan hiện là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ gần 102 triệu cổ phiếu QCG, tương đương 37,05% vốn tại doanh nghiệp. Con gái bà Loan - Nguyễn Ngọc Huyền My đang nắm giữ gần 39,4 triệu cổ phiếu QCG (tương đương 14,32%); em gái bà Loan là Nguyễn Thị Ánh Nguyệt nắm giữ gần 9,7 triệu cổ phiếu QCG (3,52%). Ông Nguyễn Quốc Cường (con trai bà Loan) nắm giữ 537.500 cổ phiếu QCG (0,2%). Vốn chủ sở hữu của Quốc Cường Gia Lai hiện đạt 4.354 tỷ đồng, trong đó vốn góp là 2.751 tỷ.
Trong nhiều năm qua, QCG ghi nhận lợi nhuận hàng năm ở mức thấp, nhiều khi thua lỗ, dòng tiền âm, liên tục lùm xùm kiện cáo...
QCG nhiều lần vay hàng trăm tỷ đồng tiền của cá nhân lãnh đạo, như Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT Lại Thế Hà…
Năm 2023, Quốc Cường Gia Lai ghi nhận 432 tỷ đồng doanh thu, giảm 66% so với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 3,2 tỷ đồng, tương đương 1/10 kết quả đạt được năm trước đó. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 âm gần 33 tỷ đồng trong khi năm 2022 cũng âm hơn 121 tỷ đồng.
Tới quý I/2024, kết quả vẫn chưa khả quan khi doanh thu thuần chỉ đạt 39 tỉ đồng doanh thu, giảm 77% so với cùng kỳ và lãi ròng chỉ đạt gần 1,4 tỷ.
Theo giải trình, công ty cho biết, do thị trường bất động sản khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo, vẫn đang trong quá trình sửa đổi hoàn thiện. Do đó, thủ tục triển khai các dự án không được giải quyết, dẫn tới doanh thu và lợi nhuận suy giảm.
Doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận ở 6 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính chiếm tới 9 tỷ đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm hơn 3 tỷ đồng, trong khi đó chi phí bán hàng chỉ hơn 321 triệu đồng do doanh thu sụt giảm trong kỳ kinh doanh. Kết quả lãi sau thuế của QCG chỉ vỏn vẹn 651 triệu đồng, giảm tới 1/3 so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2024, QCG đặt mục tiêu kinh doanh tương đối lạc quan với kế hoạch doanh thu 1.300 tỷ đồng, cùng với đó là kế hoạch lãi trước thuế 100 tỷ đồng, cao gấp 20 lần thực hiện của năm 2023.
Như vậy, với kết quả kinh doanh Quý 1, QCG mới chỉ hoàn thành được chưa tới 1% so với kế hoạch đề ra.
Công ty đang ghi nhận hơn 5.161 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó 4.300 tỷ đồng nằm ở dư nợ vay ngắn hạn. Trong số này có 2.882 tỷ đồng là khoản tiền đã nhận của Sunny Island cho dự án Phước Kiển (Nhà Bè, TP HCM).
Doanh thu và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm của Vinhomes chủ yếu đến từ việc ghi nhận giao dịch bán lô lớn tại dự án Vinhomes Royal Island - (Đảo tỷ phú) và tiếp tục bàn giao tại các dự án hiện hữu.
Chính phủ đã sửa đổi 3 luật quan trọng nhằm phân bổ hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Do đó, không có nhà phát triển cụ thể nào được hưởng lợi trực tiếp, nhưng các nhà phát triển có tài chính vững chắc và có nhiều dự án mở bán sẽ có ưu thế hơn.
Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 tại TP.HCM với nội dung đề cập đến kết quả hoạt động năm 2023 và định hướng kinh doanh trong những năm tới.
Nếu như đơn vị chủ đầu tư - Công ty TNHH Thủ Đô II có lai lịch khá “kín tiếng” và rất ít thông tin thì ngược lại, Công ty cổ phần Bất động sản Indochine - đơn vị “bắt tay” phát triển dự án lại có “gia thế khủng”.
Ông Trương Anh Tuấn bị tạm hoãn xuất cảnh do Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ nơi ông làm đại diện pháp luật bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
NovaGroup - công ty liên quan đến Chủ tịch HĐQT Novaland Bùi Thành Nhơn đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 18-26/7. Nếu bán thành công, tổng tỷ lệ sở hữu tại Novaland của ông Bùi Thành Nhơn và nhóm cổ đông liên quan sẽ giảm còn hơn 39%.
Bà Huỳnh Bích Ngọc vừa hết nhiệm kỳ thành viên HĐQT của TTC AgriS. Người lên thay không ai khác là bà Đặng Huỳnh Ức My, Phó Chủ tịch HĐQT, là con gái của bà Ngọc và ông Đặng Văn Thành.
Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (HoSE:NBB) vừa qua đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024. Theo đó, doanh thu thuần của doanh nghiệp trong quý vừa qua giảm đột biến 92% so với cùng kỳ năm 2023 ở mức 14,6 tỷ đồng.
Sau khi giải thể 2 công ty con và tạm dừng kinh doanh 1 công ty, TTC Land chỉ còn 8 công ty con đang hoạt động.
Nhóm Quỹ Dragon Capital vừa thông báo đã bán ra 1 triệu cổ phiếu Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) trong phiên ngày 8/7 vừa qua.