Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022, Idico đạt 8.242 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.310 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ, tăng lần lượt 91,6% và 408,5% so cùng kỳ năm trước.
Doanh thu và lợi nhuận của Idico tăng đột biến do ghi nhận doanh thu các hợp đồng tại các dự án khu công nghiệp: Nhơn Trạch 5, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng và Hựu Thạnh đáp ứng điều kiện ghi nhận doanh thu một lần theo quy định Mục 1.6.12, Điều 79, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
Cụ thể, doanh thu dịch vụ khu công nghiệp đạt 4.228 tỷ đồng, tăng 3.538 tỷ đồng (+512,6% YoY). Lợi nhuận gộp đạt 2.961 tỷ đồng, tăng 2.829 tỷ đồng (+2.142,1% YoY). Tỷ suất lợi nhuận gộp lên đến 70,1%, tăng rất mạnh so với mức 19,1% của năm 2021. Năm vừa qua, mảng dịch vụ khu công nghiệp đóng góp đến 82,7% lợi nhuận gộp của Idico; trong khi năm trước đó, tỷ lệ này chỉ chiếm 17,9%. Như vậy, có thể thấy mảng dịch vụ khu công nghiệp của Idico không còn kỳ vọng đột biến trong những năm tới.
Trong năm 2022, tổng tài sản của Idico không biến động nhiều, tăng 657 tỷ đồng (+4,1%), đạt 16.733 tỷ đồng. Khoản mục biến động nhiều nhất là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn giảm 2.519 tỷ đồng (-54,7%) từ 4.608 tỷ đồng xuống còn 2.089 tỷ đồng. Và khoản mục tài sản cố định vô hình tăng lên 2.406 tỷ đồng (+102,9%) từ 1.989 tỷ đồng lên 4.394 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc ghi nhận doanh thu một lần của dự án khu công nghiệp: Nhơn Trạch 5, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng và Hựu Thạnh. Trong đó, khu công nghiệp Hựu Thạnh biến động đến 1.980 tỷ đồng.
Trái ngược với việc doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2022, cổ phiếu IDC đã giảm mạnh đến 49,9% trong năm vừa qua. Đóng cửa ngày 24/2/2022, cổ phiếu IDC đạt 39.700 đồng/cổ phiếu, tăng 25,2% so với đầu năm nhưng thực tế vẫn còn giảm 53% so với đỉnh được thiết lập vào cuối năm 2021.
Mảng dịch vụ khu công nghiệp sẽ không còn đột biến, thậm chí giảm trong năm 2023 và những năm tới nên cổ phiếu IDC có thể sẽ thiếu động lực tăng trưởng trong tương lai.
Liên tục đổi chủ
Tiền thân của Idico là Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam được thành lập vào năm 2000 trên cơ sở tổ chức lại các công ty: Phát triển đô thị và khu công nghiệp, Xây dựng dầu khí, Xây dựng Miền Tây trực thuộc Bộ Xây dựng, Công ty Đầu tư và phát triển nhà Đồng Tháp trực thuộc UBND tỉnh Đồng Tháp và Công ty Xây dựng Long An trực thuộc UBND tỉnh Long An. Hoạt động đặc thù của Idico lúc bấy giờ là đầu tư phát triển các khu công nghiệp.
Năm 2006, Idico trực thuộc Bộ Xây dựng. Đến năm 2008, Idico có thêm Tổng công ty Miền Trung (Cosevco). Sau khi cổ phần hóa vào năm 2017, Idico có tên chính thức là Tổng công ty Idico - CTCP từ năm 2018 với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.
Vào năm 2019, Idico có 3 cổ đông lớn là Bộ Xây dựng sở hữu 36% và hai cổ đông chiến lược là Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco sở hữu 22,5% và CTCP Tập đoàn S.S.G sở hữu 22,5%.
Ngày 27/11/2022, Bộ Xây dựng thoái vốn khỏi Idico qua việc tổ chức đấu giá 108 triệu cổ phiếu IDC, tương đương 36% vốn điều lệ. Tuy nhiên, chỉ một cổ đông lớn xuất hiện là Công ty TNHH Covestcons (doanh nghiệp thuộc sở hữu của CTCP Xây dựng Coteccons) nắm giữ 24,4 triệu cổ phiếu, tương đương 8,13% và nhanh chóng “tháo chạy” khỏi Idico vào 29/1/2021.
Đến 15/6/2021, Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco cũng bán hết 67,5 triệu cổ phiếu IDC, tỷ lệ 22,5%.
Ở chiều ngược lại, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Việt (pháp nhân có liên quan đến ông Đặng Chính Trung, Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Idico) liên tiếp mua vào cổ phiếu IDC. Đến ngày 12/11/2021, công ty này nắm giữ 35.783.000 cổ phiếu IDC, tỷ lệ 11,93%. Tháng 6/2022, Idico thực hiện phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ 10% nên Tập đoàn S.S.G nắm giữ 74,25 triệu cổ phiếu IDC còn Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Việt sở hữu 39.361.300 cổ phiếu.
Mới đây, một tổ chức khác có liên quan tới ông Đặng Chính Trung là Công ty TNHH Kinh doanh và cho thuê nhà Tân Bách Việt liên tục mua cổ phiếu IDC và hiện nay đang giữ 5.591.000 cổ phiếu, tỷ lệ 1,69%.
Được biết ông Đặng Chính Trung từng đại diện sở hữu cổ phiếu IDC cho Tập đoàn S.S.G trước khi chuyển sang người đại diện mới là bà Nguyễn Thị Như Mai, Chủ tịch HĐQT Idico. Hiện, bà Nguyễn Thị Như Mai là thành viên HĐQT Tập đoàn S.S.G.
Các cổ đông của Hưng Thịnh Incons phải chờ thêm 16 tháng nữa mới được thanh toán tiền cổ tức năm 2021 đã được công ty chốt ngày giao dịch không hưởng quyền.
Chủ tịch Novaland khẳng định, doanh nghiệp luôn thiện chí và luôn làm hết sức mình để hoàn thành các nghĩa vụ theo cam kết. Các giải pháp doanh nghiệp đề xuất hoàn toàn xuất phát từ sự kiện bất khả kháng theo các biến động không thể lường của thị trường.
Ông Nguyễn Việt Cường và bà Nguyễn Thị Hằng lần lượt giữ chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT Kosy đồng loạt đăng ký giao dịch 5 triệu cổ phiếu KOS của Kosy.
Có 54 doanh nghiệp đã công bố thông tin bất thường hoặc báo cáo theo yêu cầu có nội dung chậm trả lãi cho trái chủ.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) vừa nhận đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của ông Bùi Xuân Huy và bà Hoàng Thu Châu từ 21/2/2023.
Tập đoàn Hòa Phát vừa công bố một số nội dung dự kiến sẽ trình đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 30/3/2023 tới đây.
Cả năm 2022, Apax Holdings lỗ ròng 87 tỷ đồng trong khi năm trước lãi 11 tỷ đồng, đây mức lỗ cao nhất của công ty từ trước tới nay. Tuy nhiên công ty này vẫn có hơn 700 tỷ tiền mặt hết năm.
Theo Novaland, phương án đề xuất này đảm bảo về mặt pháp lý và phù hợp với định hướng xử lý các vấn đề liên quan đến trái phiếu trong bối cảnh hiện nay theo nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ mà Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ.
Theo công bố, đây là loại trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có bảo đảm.
Tính đến ngày 17/2, Novaland chưa thanh toán lãi 26,5 tỷ đồng đối với lô NVLH2224005; chưa thanh toán lãi hơn 53 tỷ đồng và gốc 1.000 tỷ đồng đối với lô NVLH2123009.