Xuất khẩu sầu riêng tăng cao
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nửa đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 3,4 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sầu riêng là mặt hàng trái cây đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu với 1,32 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới khi vùng trồng lớn nhất cả nước là Tây Nguyên vào vụ thu hoạch (theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam).
Đồng thời, giá sầu riêng từ tháng 7 cũng ở mức cao vì Thái Lan đã kết thúc mùa vụ khiến nguồn cung thu hẹp. Trong khi đó, sầu riêng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng khi có thể sản xuất quanh năm nhờ làm chủ kỹ thuật canh tác rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch. Đây chính là một lợi thế giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ hai vào Trung Quốc sau chưa đầy 2 năm được mở cửa tại thị trường này.
Hiện nay, sầu riêng chủ yếu được vận chuyển, xuất khẩu bằng đường bộ thông qua các cửa khẩu phía Bắc như: Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh)… Tuy nhiên, vào mùa cao điểm, tại các cửa khẩu thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, thời gian vận chuyển kéo dài khiến chất lượng sản phẩm không được được đảm bảo, giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Đây là bài toán khó cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các nhóm hàng trái cây có vùng trồng tại khu vực Nam Trung bộ, Trung Trung bộ, Tây Nguyên với khoảng cách vận chuyển xa.
Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, THILOGI đã đẩy mạnh dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc thông qua cảng biển quốc tế Chu Lai. Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, cảng Chu Lai đang từng bước khẳng định vai trò là cảng chuyên dụng về container lạnh phục vụ xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi, giải quyết được bài toán chi phí logistics và gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Gia tăng năng lực Logistics, phục vụ xuất khẩu sầu riêng
Thời gian qua, THILOGI đã làm việc với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu mặt hàng sầu riêng tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai… nhằm xác lập nhu cầu, cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu qua cảng Chu Lai.
Các nhóm giải pháp tập trung vào việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật bảo quản sầu riêng trong quá trình vận chuyển, tiết giảm thời gian, tối ưu chi phí. Đồng thời, cảng Chu Lai cũng tích cực hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục chứng nhận xuất xứ sầu riêng (tiêu chí xuất xứ thuần túy - WO, tiêu chí xuất xứ của nhà sản xuất/ nhà cung cấp nguyên liệu trong nước); đăng ký chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu (tại cảng Chu Lai) và phối hợp kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các cảng nhập khẩu (cảng Shekou, Xiamen, Nansha, Xinsha, Huangpu - Trung Quốc).
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics quy mô lớn, THILOGI có nhiều lợi thế khi thiết lập được mạng lưới vận tải đối lưu cố định và xuyên suốt; hệ thống kho, trạm depot rộng khắp cả nước; đồng thời có các tuyến vận chuyển kết nối toàn khu vực Tây Nguyên, Nam Lào, Bắc Campuchia theo trục hành lang kinh tế Đông Tây về cảng Chu Lai và xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Bắc Á... Với hơn 200 xe đầu kéo, hệ thống container lạnh (40, 45 feet) và hệ thống bãi lạnh được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế tại cảng Chu Lai (diện tích hơn 12.500 m2, sức chứa 1.000 container lạnh), THILOGI đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, lưu trữ và tiêu chuẩn bảo quản của khách hàng.
Ông Bùi Trần Nhân Trí - Phó Tổng giám đốc Kinh doanh THILOGI cho biết: “Chúng tôi tập trung khai thác mô hình vận tải đa phương thức, kết hợp thực hiện trọn gói thủ tục xuất khẩu, kiểm dịch, khai báo hải quan, lưu kho, bảo quản… nhằm tạo sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí cho khách hàng; qua đó góp phần nâng cao giá trị sầu riêng Việt Nam xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại sầu riêng chính ngạch đến với các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...”
Cuối tháng 8/2024, cảng Chu Lai tiếp tục đón thêm các hãng tàu quốc tế mới mở tuyến hàng hải trực tiếp đến cảng, nâng tần suất tàu ngoại lên 4 chuyến/tuần. Qua đó, góp phần ổn định giá cước vận chuyển, đa dạng sự lựa chọn về hãng tàu, giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp./.
Nam Long khẳng định thông tin tập đoàn này chuyển nhượng 8,9ha đất cho Tập đoàn Aeon, thu về hơn 50 triệu USD là thông tin không chính xác.
Để thực hiện góp 200 tỷ đồng vào Hạ tầng staBOO Việt Nam, Đầu tư Sao Thái Dương cho biết sẽ sử dụng nguồn từ thu hồi các khoản cho vay khác.
Sau khi các ngân hàng công khai danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ, nhiều “đại gia” bất động sản là cổ đông lớn của các ngân hàng đã xuất hiện.
Khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Việc đóng ngân sách Nhà nước thể hiện tinh thần phụng sự xã hội của các doanh nghiệp, hướng đến kinh tế phát triển bền vững.
Việc phải chuyển nhượng cổ phần công ty liên kết, đồng thời đi vay nợ cả nghìn tỷ đồng để triển khai dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn nhưng vẫn ráo riết chuẩn bị triển khai một loạt các dự án lớn khác, đang đặt ra dấu hỏi về năng lực tài chính của Everland.
Chiều ngày 13/8, trao đổi với người viết, đại diện Tập đoàn Mường Thanh xác nhận đã chính thức tiếp quản Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai từ Công ty TNHH Đầu tư Hoàn Sinh Gia Lai.
Đến thời điểm này đã có hơn 1.100 trên tổng số 1.219 doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý II, chiếm 99% vốn hóa toàn thị trường.
Hết quý II vừa qua, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc báo cáo lãi thấp hơn nhiều so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, khoản nợ của doanh nghiệp đã tăng thêm 55% chỉ sau nửa đầu năm 2024.
Tới cuối quý II/2024, nợ vay tài chính của TTC Land là 3.008 tỷ đồng, chiếm 27,7% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 1.892 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 1.116 tỷ đồng.
Hết tháng 6 vừa qua, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP ghi nhận các khoản nợ xấu có xu hướng tăng từ nhiều hãng hàng không khác nhau.