Theo đó, Quyết định số 509/QĐ-TTg, ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được ban hành, có 61 địa điểm phân bố tại 6 vùng du lịch nằm trong danh sách các địa điểm tiềm năng phát triển Khu du lịch Quốc gia.
Trong đó, hồ Tà Đùng thuộc Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông (tỉnh Đắk Nông) là 1 trong 5 địa điểm tiềm năng của Tây Nguyên gồm: Măng Đen (Kon Tum), Biển Hồ - Chư Đăng Ya (Gia Lai), Yok Don (Đắk Lắk), Đan Kia - Suối Vàng (Lâm Đồng) được quy hoạch phát triển trở thành Khu du lịch Quốc gia.
Khu du lịch Quốc gia được xác định là những hạt nhân quan trọng để thu hút đầu tư theo hướng tập trung, hiệu quả, qua đó tạo thành những động lực phát triển du lịch cho các vùng, địa phương và có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho các điểm đến.
Tính đến tháng 5/2024, cả nước đã có 9 Khu Du lịch Quốc gia được công nhận gồm Khu Khu Du lịch Quốc gia Tuyền Lâm (Lâm Đồng) năm 2017; Khu Khu Du lịch Quốc gia Sa Pa (Lào Cai) năm 2017; Khu Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam (An Giang) năm 2018; Khu Khu Du lịch Quốc gia Trà Cổ, Móng Cái (Quảng Ninh) năm 2019; Khu Khu Du lịch Quốc gia Mũi Né (Bình Thuận) năm 2020; Khu Khu Du lịch Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) năm 2020;; Khu Khu Du lịch Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) năm 2022; Khu Khu Du lịch Quốc gia Mộc Châu (Sơn La) năm 2024; Khu Khu Du lịch Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) năm 2024./.
Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km329+700 thuộc Dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương rà soát, hoàn thiện Quy hoạch Thành phố; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát theo quy định pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, phấn đấu trình trong tháng 6 năm 2024, muộn nhất trong nửa đầu tháng 7 năm 2024.
Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên Quốc lộ 1, bao gồm hầm đường bộ Đèo Ngang nối Quảng Bình - Hà Tĩnh.
Trước đây dự án được trao cho Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung, nay được điều chỉnh nhà đầu tư thành Công ty TNHH đầu tư khai thác hạ tầng khu công nghiệp số 3 Nghi Sơn.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa có văn bản chỉ đạo về giải pháp, nhiệm vụ để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Tại Công văn số 428/TTg-NN, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận UBND thành phố Cần Thơ quyết định chuyển mục đích sử dụng 35,96 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Khu đô thị mới và Khu công nghệ thông tin tập trung tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng.
Dự án khu công nghiệp Thổ Hoàng được thực hiện tại xã Vân Du, xã Xuân Trúc, xã Quang Lãng và thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên với tổng vốn đầu tư của dự án là 3.095 tỷ đồng…
Tại Công văn 392/TTg-NN, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 73,42 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án Khu đô thị thị trấn Cần Giuộc - phía Bắc trên địa bàn huyện Cần Giuộc.
Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa phê duyệt Dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ Km366+850 (phải tuyến) và Km366+920 (trái tuyến) thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn.
Ngày 3/6, UBND TPHCM có văn bản chỉ đạo thủ trưởng các sở, ngành, quận, huyện và TP. Thủ Đức tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân; cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao trên địa bàn.