Quận Cầu Giấy vừa có báo cáo về kết quả tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên địa bàn.
Theo báo cáo, ngay sau khi vụ cháy ở phố Trung Kính xảy ra, thực hiện các chỉ đạo từ Trung ương và thành phố, quận đã chỉ đạo Chủ tịch UBND các phường thành lập 40 tổ công tác để thực hiện ngay tổng rà soát, kiểm tra 100% việc khắc phục các giải pháp trước mắt đối với nhà trọ trên địa bàn.
Quận Cầu Giấy có 3.328 cơ sở nhà trọ, tăng 213 cơ sở so với năm 2023. Nhiều nhất là phường Mai Dịch với 934 cơ sở, phường Trung Hoà có 638 cơ sở, phường Quan Hoa 598 cơ sở, phường Yên Hoà 353 cơ sở, phường Dịch Vọng 333 cơ sở, phường Dịch Vọng Hậu có 275 cơ sở, phường Nghĩa Đô 137 cơ sở, phường Nghĩa Tân 60 cơ sở.
Về kết quả kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) đối với loại hình nhà cho thuê trọ, theo báo cáo, UBND quận đã kiểm tra toàn bộ 3.328 cơ sở này. Trong số này, có 1.812 cơ sở chỉ cho thuê trọ, 1.513 cơ sở là nhà ở kết hợp kinh doanh thuê trọ, 3 cơ sở là nhà ở riêng lẻ cho 1 hộ gia đình thuê và sử dụng cả nhà. Đáng chú ý, chỉ có 153 cơ sở có đăng ký kinh doanh thuê trọ.
Báo cáo của quận cũng nêu rõ về các vi phạm PCCC của các cơ sở này. Cụ thể, có 3.172 cơ sở không có lối tiếp cận cho xe chữa cháy; 3.198 cơ sở không đảm bảo ngăn cháy lan; 2.822 cơ sở không đảm bảo điều kiện lối thoát nạn.
2.961 cơ sở hệ thống báo cháy không đảm bảo; 2.717 cơ sở có hệ thống chữa cháy không đảm bảo; 1.239 cơ sở các hệ thống kỹ thuật khác không đảm bảo. 1.566 cơ sở có vi phạm về điện (việc sử dụng điện sau công tơ, đấu nối đường dây điện không đảm bảo).
Về các giải pháp khắc phục trước mắt, quận Cầu Giấy cho biết, có 28 cơ sở đã khắc phục các vấn đề liên quan đến việc sạc xe điện, còn 2.274 cơ sở chưa khắc phục được.
Về vấn đề “cầu thang bộ, giếng thang máy đi từ tầng hầm, tầng nửa hầm lên phải được ngăn cháy, ngăn khói với khu vực xung quanh”, quận cho biết, đã khắc phục được 24 cơ sở, chưa khắc phục được 1.924 cơ sở. Đáng chú ý, với vấn đề “lối ra thoát nạn tại tầng 1”, có 51 cơ sở đã khắc phục được, còn 2.969 cơ sở chưa được khắc phục.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội hồi cuối năm 2023, toàn thành phố có 36.154 nhà ở hộ gia đình kết hợp kinh doanh, sản xuất có nguy cơ cháy nổ cao; 30.298 nhà trọ; 385 chung cư mini và 2.611 chung cư.
Về công tác kiểm tra trật tự xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội cho hay toàn thành phố có 20.915 công trình xây dựng đúng giấy phép, 2.294 công trình xây sai giấy phép, 7.326 công trình không phép, 3.045 công trình miễn phép…
Cũng liên quan tới phòng cháy, chữa cháy, theo đại tá Huỳnh Ngọc Quan, Phó phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy - cứu nạn cứu hộ (PC07-Công an TP HCM), thành phố này sẽ tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy ở các khu trọ, nhà ngăn phòng cho thuê, chung cư mini, đình chỉ hoạt động cơ sở vi phạm.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP HCM hồi cuối năm 2022, địa bàn có 60.470 nhà trọ do người dân tự xây dựng cho công nhân, người lao động thuê để ở. Trong đó, có 34.800 nhà trọ được xây theo dãy phòng cho thuê riêng biệt và 25.670 nhà trọ là nhà ở riêng lẻ ngăn chia từng phòng để cho thuê.
Riêng loại hình chung cư mini, số liệu của Công an thành phố vào cuối năm ngoái là 42.200 căn. Về mô hình "hộp ngủ" (sleep box), thành phố rà soát có 67 nhà ở riêng lẻ tổ chức thành dạng này, đa số tiềm ẩn nguy cơ, khó thoát hiểm, rủi ro về tính mạng khi xảy ra sự cố cháy nổ.
Bộ Chính trị lưu ý cần nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng về sự phù hợp, các tác động đến kinh tế - xã hội của Thủ đô và các địa phương lân cận để xác định địa điểm đặt sân bay thứ hai, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển của Thủ đô và khu vực đồng bằng Sông Hồng.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã lập các Tổ công tác để tổ chức rà soát, kiểm tra ngay 100% cơ sở nhà trọ trên địa bàn. Việc này phải hoàn thành trước ngày 15/6/2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo: Phấn đấu đưa vào khai thác tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao vào cuối tháng 6/2024.
Chính phủ yêu cầu Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung hồ sơ trình Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng…
Tại văn bản 325/TTg-NN ngày 20/5/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 47,22 ha đất trồng lúa sang mục đích khác để thực hiện dự án Khu tái định cư Tân Tập trên địa bàn huyện Cần Giuộc.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 09/5/2024 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 tại một phần ô quy hoạch C2-CQ2 tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.
Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội sẽ giảm 61 xã, phường (trong đó có 46 xã, 15 phường), không sáp nhập quận Hoàn Kiếm do là đơn vị hành chính có yếu tố đặc thù.
Dự án Khu tổ hợp Phú Diễn - Ecity Phú Diễn có diện tích gần 8,7 ha nằm trên phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm do Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Phát triển Công nghiệp Châu Á làm chủ đầu tư vừa được Hà Nội phê duyệt triển khai từ quý I/2024 - IV/2028.
Sáng 13/5, tại cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), Công ty Cổ phần tàu cao tốc Phú Quốc (chủ đầu tư) chính thức đưa vào hoạt động tuyến cố định TPHCM - Côn Đảo bằng "siêu" tàu có sức chứa hơn 1.000 khách, rút ngắn thời gian xuống còn 4 giờ.
Tại kỳ họp thứ 16 tới đây, HĐND TP Hà Nội sẽ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai…