Sau thời gian khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư, Tập đoàn Inventec (IEC) – doanh nghiệp của Đài Loan (Trung Quốc) đã quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy Inventec Việt Nam tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 2.930,625 tỷ đồng, tương đương 125 triệu USD.
Nhà máy tập trung sản xuất máy chủ, thiết bị ngoại vi máy tính; sản xuất điện thoại thông minh, thiết bị đeo tay thông minh, camera hành trình thông minh, tai nghe không dây, thiết bị hỗ trợ gọi video hội nghị; sản xuất máy tính đồ thị, máy thẻ tín dụng không dây; sản xuất máy lọc không khí; sản xuất loa không dây, thiết bị an ninh gia đình, hệ thống âm thanh hifi; bảng mạch điện tử, đầu chuyền.
Dự án "Nhà máy Inventec Việt Nam" có tổng công suất thiết kế cho năm sản xuất ổn định là 32 triệu sản phẩm/năm, tương đương 20.352 tấn sản phẩm/năm. Địa điểm thực hiện dự án: Lô đất CN03, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội giai đoạn I, huyện Phú Xuyên. Diện tích đất dự kiến sử dụng 161.647,8m².
Được biết, các giai đoạn tiếp theo, Tập đoàn Inventec (IEC) sẽ phát triển mạnh mẽ không giới hạn để thành lập Tổ hợp cứ điểm nghiên cứu sáng chế và sản xuất, chia sẻ công nghệ với chuỗi sản xuất toàn cầu của Tập đoàn Inventec (IEC) cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia.
Tập đoàn Inventec (IEC) sẽ tăng cường sử dụng trên 50% linh kiện doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, như vậy sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển.
Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội Lê Quang Long đánh giá cao thiện chí của nhà đầu tư Inventec Corporation (Đài Loan - Trung Quốc) khi đã tin tưởng và đầu tư dự án vào Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội với mục tiêu chính gồm sản xuất điện thoại thông minh, máy chủ, thiết bị ngoại vi máy tính; bảng mạch điện tử, đầu chuyển và các thiết bị thông minh. Trong đó, 100% sản phẩm để xuất khẩu (doanh nghiệp chế xuất).
Ông Lê Quang Long đề nghị nhà đầu tư ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cần tập trung nguồn lực, kinh phí để sớm triển khai thực hiện các thủ tục, nhận bàn giao mặt bằng và triển khai dự án đảm bảo đúng tiến độ đã đăng ký.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm. Dự kiến, nhà máy bắt đầu sản xuất chính thức sau 36 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đến nay, các khu công nghiệp Hà Nội đã thu hút được 709 dự án đang hoạt động. Trong đó, có 302 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vốn đăng ký trên 6,4 tỷ USD; 407 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký trên 19.200 tỷ đồng. Riêng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội giai đoạn 1, đến nay đã có 3 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong đó có 2 dự án FDI, 1 dự án trong nước).
Minh Anh
Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội vừa giao Ban cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Thanh tra thành phố thanh tra, kiểm tra công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước
UBND tỉnh Khánh Hòa đề xuất Ban Cán sự Đản UBND tỉnh chủ trương thành lập quận Cam Ranh và Cam Lâm.
UBND TP. Hà Nội vừa giao UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết, tỉ lệ 1/500 Công viên Tuổi trẻ Thủ đô tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát lệnh khởi công đồng loạt 3 gói thầu tại sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất, trị giá hơn 53.000 tỷ đồng.
Việc điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, làm cơ sở để nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư xây dựng, phát triển toàn diện.
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (Giai đoạn 1), huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh với quy mô sử dụng đất của dự án 190,41 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.555,512 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 233,326 tỷ đồng.
Sáng 29/8, đoàn tàu đầu tiên của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức rời chạy thử nghiệm trên toàn tuyến cả đoạn ngầm và trên cao, từ ga trung tâm Bến Thành đến ga bến xe Suối Tiên, trên lộ trình gần 20 km.
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Đề án nghiên cứu Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Thông tin trên được Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đưa ra chiều 23/8.
“Thành phố phía Tây” bao gồm Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ sẽ được xây dựng thành trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu, thành phố khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo chất lượng cao, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch gắn với nông nghiệp hữu cơ...