Sự kiện có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường; Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố (MAUR) Nguyễn Quốc Hiển cùng đại diện các đơn vị tư vấn, nhà thầu.
Đây là sự kiện đánh dấu thêm một cột mốc mới trong quá trình triển khai dự án, tròn một năm kể từ ngày MAUR chạy thử đoàn tàu Metro đầu tiên trong phạm vi depot Long Bình.
Đây cũng là sự kiện hết sức ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh và cũng là một điểm nhấn trong chuỗi sự kiện các hoạt động chào mừng 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (1973 - 2023).
Từ đầu năm 2023 đến nay, MAUR, đơn vị tư vấn và các nhà thầu đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ trong công tác triển khai dự án, vừa tiến hành các bước thử nghiệm, vừa thi công lắp đặt thiết bị hệ thống còn lại như hệ thống cung cấp điện, hệ thống viễn thông, hệ thống tín hiệu, hệ thống tiếp điện trên cao, hệ thống thông gió đường hầm… cho toàn tuyến đường sắt đô thị.
Việc thử nghiệm cũng được chia thành nhiều giai đoạn, từ thử nghiệm tĩnh, thử nghiệm động, thử nghiệm giao diện, thử nghiệm tích hợp…
Việc thử nghiệm đoạn trong hầm là đoạn khó khăn nhất vì các nhà thầu vừa thi công, vừa thử nghiệm trong điều kiện đường hầm chật hẹp, không gian nhỏ, điều kiện về ánh sáng, thông gió, thông tin, liên lạc cũng không được thuận lợi như đoạn trên cao. Ở trong hầm, việc tích hợp các hệ thống cũng nhiều hơn, phức tạp hơn vì ngoài hệ thống hệ thống của đoàn tàu thì còn có hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió, hệ thống làm mát. Hệ thống PCCC, cứu nạn cứu hộ, các thiết bị an ninh, an toàn trong đường hầm cũng đa dạng hơn nhiều.
Trong 4 tháng cuối năm 2023, MAUR sẽ cùng tư vấn NJPT và các nhà thầu Nhật Bản tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành cơ bản công tác thi công để sau đó chuyển sang giai đoạn chạy thử và khai thác thử làm cơ sở cho việc đánh giá an toàn hệ thống. Bên cạnh đó, Ban cũng sẽ phối hợp với Công ty TNHH đường sắt đô thị số 1 và các nhà thầu, tư vấn để tiến hành đào tạo về công tác vận hành và công tác bảo trì.
Hiện nay, tiến độ toàn dự án đã đạt được gần 96%, trong đó, gói thầu số 1a (Xây dựng đoạn ngầm từ Nhà ga Bến Thành đến ga Nhà hát Thành phố) đạt 99,88%; gói thầu 1b (Xây dựng đoạn ngầm từ Nhà hát Thành phố đến ga Ba Son) đạt 99,73%; gói thầu số 2 (Xây dựng đoạn trên cao, chiều dài 17,1 km từ ga Ba Son đến depot Long Bình) đạt 97,73%; gói thầu số 3 (Mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) đạt 91,35%.
Vũ Phong
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Đề án nghiên cứu Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Thông tin trên được Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đưa ra chiều 23/8.
“Thành phố phía Tây” bao gồm Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ sẽ được xây dựng thành trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu, thành phố khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo chất lượng cao, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch gắn với nông nghiệp hữu cơ...
Việc đưa hạng mục cầu Móng Sến thuộc dự án đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa vào vận hành sẽ giảm thiểu nguy cơ gây mất an toàn giao thông khu vực đèo Ba Tầng…
Cử tri TP Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ làm đường gom đoạn cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh (Quốc lộ 1 mới).
Liên đoàn Luật sư đề nghị, việc trao thêm quyền hạn cho UBND, HĐND TP Hà Nội cần cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng, thực hiện theo lộ trình từng bước song song với việc kiện toàn, bổ sung nhân sự của bộ máy hành chính của Thủ đô…
Đại diện Sở Xây dựng TPHCM nêu 3 nguyên nhân khiến TPHCM ngập trong nước sau mưa từ nhiều năm qua.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cao tốc Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 472m; quy mô mặt cắt ngang đường 30m, gồm lòng đường xe chạy rộng 15m (4 làn xe), hè 2 bên rộng 2x7,5m.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, chủ trương cho thuê vỉa hè lòng đường là việc sẽ làm và các quận cũng đang rà soát nghiên cứu, nhưng hiện nay chưa phải thời điểm phù hợp để thực hiện.